Đồng Tháp phát triển thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm xoài

Là một trong 5 ngành hàng chủ lực trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, hiện toàn tỉnh có diện tích trồng xoài trên 9.300ha, tập trung chủ yếu ở huyện Cao Lãnh và TP.Cao Lãnh. Trong đó diện tích đang cho trái là 8.375ha, sản lượng bình quân 87.480 tấn/năm, giống xoàichủ lực là xoài cát Hòa Lộc và xoài cát chu.
Nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển ngành hàng xoài tỉnh nhà, hội thảo tập trung bàn về những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất tiêu thụ xoài trên địa bàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh thành lập được 2 hợp tác xã (HTX) sản xuất xoài; có nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm xoài, đây là điều kiện thuận lợi để liên kết sản xuất, tiêu thụ xoài. Tuy nhiên, thời gian qua, địa phương vẫn chưa có doanh nghiệp, cơ sở chế biến xoài để tạo ra nhiều sản phẩm từ nông sản này; quy mô sản xuất của từng hộ còn nhỏ lẻ, tập quán sản xuất của nhà vườn (xử lý để thu hoạch trái) vẫn chạy theo giá thị trường; diện tích được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn GAP chưa nhiều do chi phí chứng nhận cao; thị trường tiêu thụ xoài không ổn định...
Hội thảo đề ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm tăng hiệu suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh, tiêu thụ. Chủ trì hội thảo, Chủ tịch Nguyễn Văn Dương cho biết, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tạo điều kiện cho các ngành chuyên môn hỗ trợ nông dân để tổ chức sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn, chất lượng cao theo yêu cầu của thị trường; tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, chủ vựa kinh doanh, tiêu thụ xoài theo chính sách chung của Trung ương ban hành, đồng thời hỗ trợ theo chính sách riêng của tỉnh; có kế hoạch cụ thể nhằm hỗ trợ các HTX trong khâu mở rộng các dịch vụ canh tác...
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Bí thư Bí thư Lê Minh Hoan đề nghị các ngành chuyên môn phải xem xét lại thị trường chính của mặt hàng nông sản địa phương, từ đó xây dựng phân khúc thị trường và có hướng xây dựng kỹ thuật sản xuất phù hợp, hiệu quả; chú trọng việc nâng cao vai trò quản trị của các HTX. Bí thư nhấn mạnh, việc xây dựng chữ tín, lòng tin của HTX đối với xã viên, HTX với doanh nghiệp là vấn đề cốt lõi, sống còn của sản phẩm nông sản tỉnh nhà.
Có thể bạn quan tâm

Chanh không hạt được nhập từ bang California (Mỹ) vào nước ta trong khoảng 10 năm nay. Cây có thể mọc cao đến 6m, thân cây không có gai, có tán lá tròn, trái chùm, không có hạt (hoặc chỉ có vài hạt).

Anh Hoàng Đại Nghĩa sinh năm 1962, quê ở xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đến lập nghiệp tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam.

Vụ mùa năm nay, ngoài phần hỗ trợ của tỉnh, UBND huyện Lạng Giang (Bắc Giang) trích ngân sách trợ giá thêm 18-20 nghìn đồng/kg thóc giống lúa lai.

Ông Đặng Quang Tiến, thôn 4, xã Sơn Mỹ (Hàm Tân - Bình Thuận) được coi là chủ trang trại chăn nuôi lớn ở địa phương này, hiện đang sở hữu 200 heo nái, 800 heo thịt và 100 heo nái hậu bị (chuẩn bị phối giống).

VASEP dự báo, nguồn cung tôm năm 2013 giảm so với 2012 do dịch bệnh tại Thái-lan và nhiều nước khác dẫn tới giá tôm sẽ giữ xu hướng tăng và ở mức cao trong sáu tháng cuối năm 2013. Nhờ đó, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam dự kiến sẽ tăng 9% lên 2,4 tỷ USD so với 2012.