Bạc Liêu xuất khẩu trên 8.300 tấn tôm đông lạnh
Trong tháng 4 các doanh nghiệp đã chế biến, xuất khẩu được trên 2.700 tấn tôm đông lạnh, đạt giá trị trên 32 triệu USD, nâng tổng số tôm đông lạnh xuất khẩu trong 4 tháng trên 8.300 tấn, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên 101 triệu USD. Trong khi đó cả quí I/2015 các doanh nghiệp Bạc Liêu chỉ xuất khẩu được khoảng 5.600 tấn và thu được trên 68 triệu USD.
Đạt được kết quả trên nhờ các doanh nghiệp đã chủ động trong việc tìm được thị trường xuất khẩu mới từ các thị trường châu Á, Australia, Hồng Kông, Hàn Quốc và một số nước Ả Rập. Để giữ uy tín chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng tại những thị trường mới, các doanh nghiệp đang gia tăng kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào chặt chẽ.
Có thể bạn quan tâm
Năm vừa qua, giá tôm ổn định ở mức cao nên có hơn 67% hộ nuôi có lãi, đặc biệt là hộ nuôi thành công đều đạt lợi nhuận trên 40% so với chi phí đầu vào. Tuy sản lượng cao nhưng mức độ tôm nuôi bị thiệt hại cao nhất trong khu vực. Đây cũng là điều mà UBND tỉnh và ngành nông nghiệp đang tập trung mọi biện pháp để giảm tỉ lệ hộ nuôi xuống dưới 20% trong vụ nuôi năm 2015.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), bất chấp những khó khăn, thách thức từ nội tại và thị trường nước ngoài, XK thủy sản năm 2014 vẫn đạt khoảng 7,8 - 7,9 tỷ USD, tăng khoảng 15% so với năm 2013. Có kết quả này là do ngành thủy sản đã nắm bắt được một số cơ hội thuận lợi cũng như tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu.
Phát huy lợi thế mặt nước, thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi nhằm khai thác nguồn lực phục vụ phát triển, thời gian qua, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang được nhiều hộ dân quan tâm, mở rộng quy mô, diện tích chăn nuôi, góp phần đáng kể trong nâng cao thu nhập cho người dân.
Cá lau kiếng còn gọi là cá dọn bể hay cá tỳ bà, loại cá nước ngọt, có xuất xứ từ Nam Mỹ được người chơi cá cảnh trong nước nhập về để nuôi làm cảnh, nhưng sau đó phát tán ra môi trường tự nhiên khiến chúng sinh sôi và xuất hiện tại hầu khắp các sông, rạch, ao, hồ tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL trong những năm gần đây.
Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, các chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản về nguy cơ, tác hại của bệnh dịch trong nuôi trồng thủy sản, góp phần phát triển nghề nuôi trồng thủy sản an toàn và bền vững, nhiều địa phương đã lên kế hoạch và chuẩn bị kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi năm 2015.