Đồng Tháp Phấn Đấu Sản Xuất 350.000 Tấn Cá Tra
Để đảm bảo ổn định nguồn cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, năm 2012, ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp xây dựng kế hoạch phát triển vùng cá tra lên 2.176 ha, đảm bảo sản lượng ổn định 350.000 tấn cá nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu của các nhà máy chế biến.
Năm 2011, do ảnh hưởng của lũ lớn nên diện tích thả nuôi cá tra của tỉnh Đồng Tháp không đạt kế hoạch đề ra. Đến đầu tháng 12 năm nay, diện tích thả nuôi chỉ đạt 1.528,6 ha, bằng 64,43% kế hoạch. Đến thời điểm này, tổng diện tích thu hoạch khoảng trên 900 ha nhưng sản lượng đã đạt 341.884 tấn (bằng 113,96% kế hoạch năm 2011). Từ này đến cuối năm, lượng cá tra thương phẩm đang được tiếp tục thu hoạch, sản lượng cả năm ước tính sẽ vượt 350.000 tấn.
Theo Sở Công Thương Đồng Tháp, hiện các nhà máy biến cá tra đang gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu. Tình trạng này có thể kéo dài và ảnh hưởng đến sản xuất của ngành công nghiệp chế biến trong quý I năm 2012.
Trong những tháng đầu năm nay, giá cá tra nguyên liệu ở mức thấp, trong khi giá thức ăn cùng với các chi phí khác đều tăng cao nên ở một số diện tích nuôi cá tra, sau khi thu hoạch người nuôi không tiếp tục thả nuôi, gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, mưa lũ cũng làm ảnh hưởng đến sản lượng cá nên các nhà máy chế biến hoạt động chưa hết công suất do nguồn nguyên liệu chỉ đáp ứng được khoảng từ 60 – 70% nhu cầu.
Tình hình trên có thể ảnh hưởng đến sản xuất trong quý I năm 2012 mặc dù diện tích đang thả nuôi cá tra còn khá lớn nhưng chưa đến lứa. Để khắc phục, một số nhà máy chế biến trên địa bàn đã linh hoạt liên kết với người nuôi, tổ chức xây dựng vùng nuôi, thuê mướn ao nuôi hoặc thuê nuôi gia công để đảm bảo nguyên liệu cho chế biến.
Phấn đấu đạt 350.000 tấn cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, tỉnh Đồng Tháp đã đề ra nhiều giải pháp cần thực hiện ngay trong thời gian tới để nâng cao sản lượng: hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện quy hoạch; công bố quy hoạch vùng sản xuất cá tra; khuyến khích đầu tư sản xuất theo hướng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; thống kê tình hình sản xuất cá tra thương phẩm, hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống cá tra thay thế đàn cá tra bố mẹ bị cận huyết hiện nay; xây dựng chương trình nuôi cá tra bền vững theo quy chuẩn BMP, VietGAP...
Có thể bạn quan tâm
Cá ngừ đại dương Phú Yên có mặt trong 10 đặc sản, hải sản nổi tiếng mà Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã công bố. Nghề khai thác cá ngừ đang là nghề khai thác chính của 35.000 ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ, trong đó Phú Yên là tỉnh có sản lượng khai thác cá ngừ đại dương lớn nhất.
Tổng sản lượng thủy sản của Đồng Nai đề ra theo kế hoạch năm 2015 đạt khoảng 50 ngàn tấn. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi đạt 46.800 tấn, gồm: cá 38 ngàn tấn, tôm 7.500 tấn, các loại thủy sản khác 1.300 tấn... Riêng sản lượng thủy sản khai thác ngoài tự nhiên còn khoảng 3.200 tấn, giảm gần 50% so với năm 2014.
Cảng cá Hòn Rớ, tại xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang là cảng cá lớn nhất Nam Trung bộ, sáng nay trở nên nhộn nhịp. Ông Mai Thành Phúc, chủ một tàu cá đánh bắt cá ngừ đại dương tại vùng biển Trường Sa cho biết, ngư dân rất phấn khởi vì các chuyến biển cuối năm, giá dầu giảm, giá cá ổn định nên hầu hết đều thắng lớn.
Những năm qua, phong trào xây dựng vùng sản xuất tập trung nuôi trồng thủy sản được các địa phương trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đẩy mạnh. Nhiều địa phương tiếp thu khoa học kỹ thuật, chuyển hình thức nuôi trồng thủy sản từ quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh và công nghiệp.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn, những ngày đầu năm mới phong trào nuôi tôm công nghiệp không diễn ra ồ ạt như năm 2014, nguyên nhân là do giá tôm nguyên liệu trên thị trường thấp, nên nông dân ngại mở rộng diện tích mà chỉ duy trì ao đầm sẵn có để thả nuôi.