Đồng Tháp: Năm 2013, Diện Tích Nuôi Thủy Sản Đạt Trên 93% Kế Hoạch
Năm 2013, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh Đồng Tháp tiếp tục gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình hình chế biến xuất khẩu, sản xuất và tiêu thụ thức ăn cho cá tra cũng không thuận lợi. Nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất do thiếu vốn, chi phí sản xuất tăng cao. Tuy nhiên, do việc nuôi cá tra đã có sự sắp xếp lại, phần lớn diện tích nuôi cá tra trong tỉnh là các vùng nuôi thuộc 41 doanh nghiệp (chiếm 65,21% diện tích) nên chủ động cung ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
Đến tháng 9/2013, diện tích nuôi thủy sản trên 6.000 ha, trong đó cá tra trên 1.600ha, tôm càng xanh hơn 850ha và gần 3.600ha các loại thủy sản khác. Ước cả năm 2013, diện tích nuôi thủy sản trên 7.200ha, đạt 93,01% kế hoạch, bằng 92,71% năm 2012, số lượng lồng bè trên 2.500 chiếc. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản hơn 444 ngàn tấn, đạt 95,18% kế hoạch, sản lượng khai thác tự nhiên đạt 15 ngàn tấn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kế hoạch năm 2014, diện tích nuôi trồng thủy sản là 97.600ha, trong đó diện tích cá tra 2.000ha, cá khác và sản xuất giống 4.600ha, nuôi tôm càng xanh 1.000ha. Tổng sản lượng thủy sản đạt trên 448 ngàn tấn. Trong đó, sản lượng nuôi trên 433 ngàn tấn (cá tra 380 ngàn tấn, tôm gần 1.300 tấn).
Về giải pháp thực hiện, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thị, thành phố thực hiện quy hoạch vùng sản xuất cá tra, tôm càng xanh và cá đồng trong mùa nước nổi, hướng gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và phù hợp với mục tiêu phát triển của tỉnh và khu vực. Khuyến khích các cơ sở nuôi trồng thủy sản kết hợp với việc sử dụng chế phẩm sinh học đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần bảo vệ môi trường. Lồng ghép các nguồn vốn kiên cố hóa kênh mương, bù thủy lợi phí, kinh phí hỗ trợ đất lúa để đầu tư hạ tầng phục vụ vùng nuôi tập trung quy mô lớn...
Có thể bạn quan tâm
Những ngày này, thời tiết đang ở đỉnh điểm của nắng nóng, trên cánh đồng Mường Thanh, bà con nông dân cũng vào vụ thu hoạch lúa đông xuân 2013 - 2014. Trên khắp nẻo đường các xã của vùng lòng chảo huyện Điện Biên rộn rã tiếng người, tiếng máy.
Trước những khó khăn đó thì con lươn vẫn là đối tượng thủy sản được người dân quan tâm, đầu tư nuôi do có nhiều ưu điểm so với các đối tượng thuỷ sản khác như thịt ngon và giàu chất dinh dưỡng (đạm: 18,6%; chất béo 9,1%), giá bán cao, đầu ra ổn định. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Tân Châu (An Giang) con lươn vẫn đang là đối tượng được nuôi chủ lực.
Nhờ “tiếng lành đồn xa” về kết quả thực hiện công tác uỷ thác vay vốn ưu đãi của NHCSXH qua các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn phóng viên báo, đài chúng tôi đã có chuyến đi thu thập tài liệu, viết bài cho đề tài này ở huyện Ba Vì nơi có núi Tản, sông Đà đẹp như tranh vẽ, nằm cách trung tâm Hà Nội chừng 70km về phía Tây.
Nguyên nhân ớt rớt giá là do thương lái Trung Quốc ngừng thu mua. Theo thống kê, phía Đông tỉnh Gia Lai hiện có gần 3.000ha ớt. Nếu như mọi năm, mỗi ha ớt nông dân lãi khoảng trên 20 triệu đồng, thì năm nay không đủ chi phí để thu hoạch. Như vậy, tại tỉnh Gia Lai, sau vụ dưa hấu và rau sau Tết Nguyên đán 2014, đến nay nông dân tiếp tục mất hàng chục tỷ đồng do ớt rớt giá.
Tại đồng bằng sông Cửu Long, giá thu mua cá tra nguyên liệu đang tăng nhẹ, dao động từ 24.500 đến 25.500 đồng/kg (cao hơn so với cùng kỳ năm 2013 từ 2.900 đến 3.600 đồng/kg). Với mức giá này, người nuôi bắt đầu có lãi.