Đồng Tháp học tập kinh nghiệm sản xuất xoài từ Nhật Bản
Buổi làm việc tập trung các vấn đề về trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất xoài giữa các chuyên gia Nhật Bản và các nhà vườn tại Đồng Tháp, vấn đề liên kết tiêu thụ sản phẩm sạch tại thị trường Nhật Bản...
Trong chuyến tham quan thực tế tại các vườn xoài của thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh, chuyên gia của đoàn doanh nghiệp Nhật Bản chia sẻ những kinh nghiệm về kỹ thuật sản xuất xoài của Nhật Bản. Đồng thời, từ thực tế sản xuất tại địa phương, chuyên gia Nhật Bản phân tích và chia sẻ thêm kinh nghiệm về xử lý xoài ra hoa, cho trái cũng như quản lý chất dinh dưỡng trên cây xoài hiệu quả.
Trong dịp này, đoàn doanh nghiệp Nhật Bản cũng lấy một số mẫu đất và nước tại tại một số vườn xoài để về nghiên cứu, đánh giá thành phần dinh dưỡng. Kết quả sau nghiên cứu đoàn sẽ tư vấn cụ thể hơn và hỗ trợ nhà vườn Đồng Tháp trong việc sản xuất xoài an toàn, hiệu quả kinh tế.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Tiến Từ - Chủ tịch UBND xã Phong Hải chia sẻ kinh nghiệm tổ chức, quản lý quy hoạch, sản xuất vùng nuôi tôm trên cát của địa phương tại Diễn đàn KN @ NN "Phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp theo hướng an toàn, bền vững ở vùng cát ven biển các tỉnh miền Trung” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức.
Chuyến ra khơi này tàu làm dịch vụ hậu cần, chuyên cung cấp nhiên liệu, nhu yếu phẩm và thu mua hải sản cho ngư dân. Tàu vận chuyển 17.000 lít dầu, trên 1.000 cây đá, 7.000 khay đựng cá…, tổng giá trị chuyến ra khơi trên 300 triệu đồng. Sau chuyến biển đầu tiên này, tàu SANG FISH 01 sẽ ra khơi để đánh bắt hải sản kiêm công tác dịch vụ hậu cần cho bà con ngư dân.
Mô hình được thực hiện trên quy mô 1.200 m2 tại hộ gia đình nhà ông Nguyễn Kiên Quyết, xóm 5B. Các loại cá được thả là: rô phi đơn tính, trắm cỏ, mè, chép, trôi; kích cỡ giống thả từ 5-12 cm; mật độ 3 con/m2; số lượng giống 3.600 con.
Nhằm ổn định nguồn nước mặn phục vụ tại vùng nuôi tôm Phước Thuận, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đồng ý chủ trương cho xây dựng kênh cấp nước mặn từ biển Hồ Tràm và nước ngọt từ hồ sông Ray vào khu vực nuôi tôm xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc).
Dak Lak là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển về nuôi trồng thủy sản nước ngọt và khai thác thủy sản nội đồng. Tuy nhiên, những năm gần đây việc khai thác quá mức bằng các công cụ hủy diệt và không theo mùa vụ đã dẫn đến nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên giảm mạnh.