Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mì Rớt Giá, Hàng Ngàn Hộ Dân Gặp Khó Ở Tây Nguyên

Mì Rớt Giá, Hàng Ngàn Hộ Dân Gặp Khó Ở Tây Nguyên
Ngày đăng: 16/05/2012

Thấy mì bán được giá, thời gian qua hàng ngàn hộ dân hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum ồ ạt chuyển qua trồng loại cây ngắn ngày. Diện tích và sản lượng tăng nhưng thị trường tiêu thụ hạn hẹp, khiến mì nguyên liệu rớt giá, không có nơi tiêu thụ.

Theo thống kê của ngành NN-PTNT địa phương, năm 2012 diện tích trồng mì của Gia Lai gần 70.000 ha, Kon Tum 45.000 ha... Trung bình 1 ha mì khoảng 30 tấn củ. Với ngần ấy diện tích, trong niên vụ này, Gia Lai và Kon Tum cung cấp thị trường cả triệu tấn mì nguyên liệu. Ở vùng Bắc Tây Nguyên, với khoảng chục nhà máy chế biến tinh bột mì nhưng cũng không thu mua được hết sản lượng mì.

Chị Trần Thị Thu, chủ đại lý thu mua mì ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Thời gian qua, do người dân ồ ạt thu hoạch mì, khiến giá mì biến động thất thường, từ mức 5.000 đồng/kg mì khô, xuống còn khoảng 2.000 đồng/kg. Thị trường bấp bênh, nhiều tiểu thương không dám thu mua vì sợ giá còn xuống.

Ông Lê Thanh Hà, Phó Giám đốc Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu Phú Túc (tỉnh Gia Lai) cho hay, mặc dù các cơ quan chức năng đã khuyến cáo không nên chuyển qua trồng mì ồ ạt nhưng bà con vẫn mở rộng diện tích. Về phía nhà máy, chúng tôi chỉ có thể tăng cường thu mua về chế biến đến mức độ nào đó, chứ không thể mua hết. Phần lớn mì nguyên liệu được xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng nhu cầu thị trường này có lúc tăng, lúc giảm nên người dân và doanh nghiệp không kịp trở tay. Năm nay, việc xuất khẩu sang thị trường này gặp khó khăn, nên giá mì càng xuống thấp.

Có thể bạn quan tâm

Sơn Kim 2 nỗ lực xây dựng nông thôn mới Sơn Kim 2 nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã miền núi với nhiều khó khăn, nhưng Sơn Kim 2 (Hương Sơn - Hà Tĩnh) vẫn mạnh dạn đăng ký về đích nông thôn mới (NTM) vào năm 2016. Cả hệ thống chính trị đến từng người dân đang nỗ lực hoàn thành kế hoạch đặt ra, trước mắt là đạt 15 tiêu chí vào cuối năm 2015.

11/09/2015
Củ Chi trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của TP. HCM Củ Chi trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của TP. HCM

Ngày 9/9, Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Củ Chi đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.

11/09/2015
Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi Lợn liên kết ở Nghi Xuân Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi Lợn liên kết ở Nghi Xuân

Liên kết vừa là phương phức vừa là mục tiêu hướng đến trong việc sản xuất gắn với thị trường, phục vụ cho Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh. Gần 3 năm qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành liên kết chăn nuôi Lợn với qui mô lớn với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (Công ty C.P) và Công ty Khoáng sản Thương Mại Hà Tĩnh đã mang lại nhiều tín hiệu lạc quan.

11/09/2015
Vua nhãn kể chuyện đếm tiền mỏi tay Vua nhãn kể chuyện đếm tiền mỏi tay

Mấy năm nay, tư thương biết đến ông, họ đã tìm lên tận Pha Cúng cất hàng. Ông chỉ việc ngồi nhà đếm tiền mỏi tay. “Giờ thì vợ chồng tôi nhàn rồi. Ngay từ đầu vụ đã chốt được giá nhãn. Thuê người hái rồi đếm tiền là xong” - ông Binh hào hứng khoe.

11/09/2015
Nông dân và siêu thị bắt tay bảo vệ nông sản Nông dân và siêu thị bắt tay bảo vệ nông sản

Cái bắt tay giữa nông dân và siêu thị Việt ngày càng chặt được kỳ vọng sẽ tạo nhiều đột phá cho nông sản Việt trên con đường khẳng định thương hiệu, chinh phục người tiêu dùng trong nước và từng bước vươn ra khu vực.

11/09/2015