Đồng bằng sông Cửu Long tích cực phòng trị bệnh hại trên cây ăn trái
Tham dự có đại diện lãnh đạo của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục Trồng Trọt, Hội Làm vườn Việt Nam và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông của nhiều địa phương tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo báo cáo của Tiến sĩ Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, hiện nay trái cây Việt Nam đa xuất khẩu sang 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của rau quả Việt Nam đạt gần 1,5 tỉ USD tăng 15% so với năm 2013.
Dự báo năm 2015 tổng nhu cầu nhập trái cây của thế giới sẽ vào khoảng 3,6 triệu tấn/năm, và trái cây Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long có cơ hội lớn để gia nhập sâu rộng vào thị trường thế giới.
Tiến sĩ Nguyễn Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia phát biểu tại diễn đàn
Tuy nhiên, do thị trường xuất khẩu lớn mở rộng kéo theo diện tích sản xuất cây ăn quả của vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng lên khó kiểm soát, các loại dịch hại tăng lên nhiều.
Tính đến tháng 8 năm nay, nhiều diện tích trồng cây ăn trái bị nhiễm sâu bệnh nặng chủ yếu là đốm nâu gây hại thanh long, bệnh chổi rồng, bệnh greening gây hại cục bộ trên cây có múi.
Tình hình bệnh càng diễn ra phức tạp và lan nhanh trên diện rộng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng. Hơn nữa, do chưa xác định được tác nhân gây bệnh nên nhiều nhà vườn chưa có biện pháp phòng trừ bệnh phù hợp, chỉ xử lý bệnh dựa vào thói quen và kinh nghiệm..
Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập Ban chỉ đạo sản xuất rải vụ thu hoạch cây ăn quả chủ lực, đồng thời ban hành các quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn; quy trình kỹ thuật phòng chống đốm nâu hại thanh long để tạm thời phòng trị các bệnh hại.
Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam phát biểu
Tham gia diễn đàn, nhiều nông dân đã được nâng cao nhận thức, được tuyên truyền về các biện pháp điều trị bệnh hại trên cây ăn quả, đồng thời là dịp để bà con giao lưu, trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc triển khai áp dụng biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cây ăn trái an toàn.
Có thể bạn quan tâm
Nắm bắt được nhu cầu thị trường, những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Phú Lương đã từng bước đưa những giống vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao.
Anh Võ Kim Hùng là một thanh niên trẻ nhiệt tình, năng nổ trong các phong trào phát triển kinh tế của địa phương.
Nghề nuôi cá đặc sản trở thành nguồn thu nổi bật của xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, với tổng doanh thu lên đến hơn 40 tỷ đồng/năm.
Trên đỉnh núi mây mù bao phủ, anh Phượng dốc hầu bao, tiên phong xây bể nuôi cá tầm, cá hồi. Sau 2 năm, anh thành công ngoài mong đợi.
Trên những triền núi cao hay những dòng suối nhỏ dưới chân núi, người dân huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) xây bể, đào ao thả cá, dựng nên nhiều mô hình hiệu quả.