Đồng bằng sông Cửu Long tích cực phòng trị bệnh hại trên cây ăn trái
Tham dự có đại diện lãnh đạo của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục Trồng Trọt, Hội Làm vườn Việt Nam và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông của nhiều địa phương tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo báo cáo của Tiến sĩ Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, hiện nay trái cây Việt Nam đa xuất khẩu sang 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của rau quả Việt Nam đạt gần 1,5 tỉ USD tăng 15% so với năm 2013.
Dự báo năm 2015 tổng nhu cầu nhập trái cây của thế giới sẽ vào khoảng 3,6 triệu tấn/năm, và trái cây Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long có cơ hội lớn để gia nhập sâu rộng vào thị trường thế giới.
Tiến sĩ Nguyễn Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia phát biểu tại diễn đàn
Tuy nhiên, do thị trường xuất khẩu lớn mở rộng kéo theo diện tích sản xuất cây ăn quả của vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng lên khó kiểm soát, các loại dịch hại tăng lên nhiều.
Tính đến tháng 8 năm nay, nhiều diện tích trồng cây ăn trái bị nhiễm sâu bệnh nặng chủ yếu là đốm nâu gây hại thanh long, bệnh chổi rồng, bệnh greening gây hại cục bộ trên cây có múi.
Tình hình bệnh càng diễn ra phức tạp và lan nhanh trên diện rộng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng. Hơn nữa, do chưa xác định được tác nhân gây bệnh nên nhiều nhà vườn chưa có biện pháp phòng trừ bệnh phù hợp, chỉ xử lý bệnh dựa vào thói quen và kinh nghiệm..
Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập Ban chỉ đạo sản xuất rải vụ thu hoạch cây ăn quả chủ lực, đồng thời ban hành các quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn; quy trình kỹ thuật phòng chống đốm nâu hại thanh long để tạm thời phòng trị các bệnh hại.
Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam phát biểu
Tham gia diễn đàn, nhiều nông dân đã được nâng cao nhận thức, được tuyên truyền về các biện pháp điều trị bệnh hại trên cây ăn quả, đồng thời là dịp để bà con giao lưu, trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc triển khai áp dụng biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cây ăn trái an toàn.
Related news
Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho biết liên kết theo chuỗi trong chăn nuôi đang phát triển nhanh, nhưng giá trị từ các mô hình liên kết vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị ngành chăn nuôi. Do đó, tiềm năng để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi liên kết theo chuỗi GTGT vẫn còn rất lớn.
Ông Huỳnh Văn Năng ở ấp Phước Hòa A, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết: “Vụ này tôi trồng 4 công khoai mì chỉ bán được hơn 5 triệu đồng, trừ hết các chi phí như phân bón, thuốc BVTV, thuê nhân công thu hoạch coi như công sức mấy tháng trời chẳng thu được đồng nào. Người trồng càng nhiều càng lỗ nặng hơn”.
Trồng thanh long sau Long An nhưng Bình Thuận nhanh chóng trở thành thủ phủ của cây này với 24.000 ha, gấp 1.000 lần so với cách đây 20 năm. Năm 1990, anh Trần Ngọc Hiệp bán chiếc xe máy Honda 67 mua được 3 ha đất tại Hàm Thuận Nam đã trồng thử và điều bất ngờ đã đến, đất đai tại Bình Thuận còn hợp thanh long hơn so với Long An, nơi anh lấy giống. Rồi từ 3 ha đấy anh phát triển lên 30, 70, 100, 300 ha.
Diện tích lúa thơm tiếp tục mở rộng SX theo hướng hợp tác liên kết. Nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân SX trên cánh đồng lớn. Trong khi đó, gạo thơm có ưu thế trên thị trường.
Trao đổi với NNVN chiều 16/12, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NN-PTNT), đơn vị đầu mối được giao kiểm dịch các mặt hàng có nguồn gốc thực vật trước khi XNK vào Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 1/1/2015 Việt Nam sẽ tạm dừng cấp phép NK các mặt hàng trái cây có xuất xứ từ Úc (Australia).