Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dồn đổi ruộng đất mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân ở Tam Nông

Dồn đổi ruộng đất mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân ở Tam Nông
Ngày đăng: 20/07/2015

Tam Nông xác định đối tượng DĐRĐ tập trung chủ yếu vào các loại đất hai lúa, đất một lúa một cá, đất màu, đất nuôi trồng thủy sản… để làm giảm tối đa số thửa ruộng cho mỗi hộ, tạo nên những thửa đất có diện tích lớn, liền khu, liền khoảnh gắn với thực hiện quy hoạch phân vùng sản xuất nông nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Huyện Tam Nông đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện tại cơ sở theo 5 bước: Tuyên truyền, thành lập ban chỉ đạo, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu về dồn đổi ruộng đất; lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng, xây dựng đề án DĐRĐ của xã; xây dựng phương án DĐRĐ của khu; giao đất cho hộ gia đình ngoài thực địa và cuối cùng là hoàn chỉnh hồ sơ, cấp lại, cấp đổi GCN quyền sử dụng đất cho người dân trên cơ sở của Luật đất đai 2013.

Để thực hiện tốt việc DĐRĐ, huyện đã lựa chọn làm điểm chỉ đạo ở xã Hương Nộn và một số khu dân cư của các xã: Thượng Nông, Tam Cường, Vực Trường... nhằm rút kinh nghiệm trước khi nhân ra diện rộng. Sau một thời gian triển khai đến nay xã Hương Nộn và một số khu dân cư ở xã Tam Cường, Thượng Nông... đã hoàn thành DĐRĐ và giao ruộng tại thực địa cho người dân, các khu còn lại đã xây dựng xong phương án DĐRĐ đến từng hộ. Qua đánh giá, 100% xã, thị trấn trong toàn huyện đã và đang đồng loạt thực hiện công tác DĐRĐ theo đúng kế hoạch và hướng dẫn của UBND huyện, nhiều xã đã xong bước 1,2, đang triển khai bước 3, thậm chí có xã đã làm xong bước 4 ở một số khu dân cư như: Vực Trường, Thượng Nông, Tứ Mỹ...

Đến nay toàn huyện đã giảm được 30.094 thửa đất, đưa bình quân 12,80 thửa/hộ xuống còn 10,37 thửa/hộ. Đặc biệt ở 2 xã: Hương Nộn, Tam Cường đã đạt mục tiêu mỗi hộ chỉ còn từ 1 đến 4 thửa, vùng. Sau DĐRĐ, người dân các xã này đã hình thành được các vùng chuyên canh, thâm canh cao như dưa chuột, hoa nhài, rau màu, hoa các loại, táo, đu đủ, ổi; một số hộ còn đi sâu vào chăn nuôi cá, phối hợp với chăn nuôi gia cầm... cho thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng/ha. Chi phí ngày công cho sản xuất giảm đáng kể so với trước nhờ áp dụng được cơ giới hóa vào đồng ruộng, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo cơ sở vững chắc cho việc hoàn thành nhiều tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới ở các xã. Thông qua DĐRĐ, nhiều nơi đã hình thành việc thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để một số chủ hộ có điều kiện tập trung đầu tư, thâm canh, chuyên canh, đắp bờ vùng, bờ thửa để trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản ở những vùng chiêm trũng

Ông Đào Quang Thành - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hương Nộn - một trong những xã đi đầu trong công tác DĐRĐ khẳng định: “DĐRĐ trong nông nghiệp là một chủ trương đúng, thông qua công tác DĐRĐ đã tạo điều kiện cho địa phương chúng tôi quy hoạch lại đồng ruộng, quy hoạch phân khu vùng sản xuất, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, đẩy mạnh thực hiện các vùng chuyên canh theo mô hình cánh đồng mẫu lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cũng từ DĐRĐ chúng tôi đã xây dựng được hệ thống các bờ bao, công trình, thủy lợi, sản xuất ngày càng thuận lợi, giảm tối đa nhân công, chi phí vận chuyển...”. Trước DĐRĐ, xã Hương Nộn có 7.589 thửa ruộng, bình quân mỗi hộ có hơn 6 thửa nhỏ, lẻ. Sau dồn đổi đã giảm gần một nửa, còn lại 4.119 thửa, bình quân mỗi hộ còn 3,47 thửa, đặc biệt một số khu chỉ còn hơn một thửa/hộ. Đồng thời xã đã quy hoạch bổ sung 63 tuyến giao thông dài hơn 13km, 21 tuyến kênh mương tưới tiêu dài 5,6km cùng hệ thống bờ lô, bờ thửa. Ở xã Tam Cường sau khi dồn điền, đổi thửa ở khu 1 đến nay bình quân cũng đạt 1,87 thửa/hộ.

Tuy nhiên, công tác DĐRĐ ở Tam Nông cũng còn gặp không ít khó khăn, trở ngại do tư tưởng ngại khó, ngại khổ không dám bứt phá của một số hộ dân, diện tích đất trồng cây hàng năm đăng ký tham gia DĐRĐ còn thấp nên khả năng tạo thành ô thửa lớn chưa cao, chưa hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất vẫn còn hạn chế, nhất là khâu thu hoạch... Trước thực tế trên huyện Tam Nông đã và đang đẩy mạnh thực hiện các biện pháp tháo gỡ, ông Phan Đức Tài - Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Ban chỉ đạo DĐRĐ huyện cho biết: “Huyện tăng cường chỉ đạo giải quyết các vướng mắc, khó khăn cho các địa phương, tăng cường kiểm tra giám sát đảm bảo thực hiện các bước theo đúng hướng dẫn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy sự gương mẫu đầu tầu của cán bộ, đảng viên, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong thực hiện DĐRĐ nông nghiệp nhằm thực hiện tốt mục tiêu đến năm 2017 huyện Tam Nông sẽ cơ bản hoàn thành công tác DĐRĐ trong nông nghiệp”.


Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa chưa phát hiện chất cấm trong chăn nuôi Khánh Hòa chưa phát hiện chất cấm trong chăn nuôi

Hai tháng nay, thông tin sử dụng chất cấm trong chăn nuôi rộ lên tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tại Khánh Hòa, đến thời điểm này, các cơ quan chức năng chưa phát hiện trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

01/10/2015
Lãi hàng tỉ đồng/năm nhờ áp dụng kỹ thuật thâm canh sầu riêng Lãi hàng tỉ đồng/năm nhờ áp dụng kỹ thuật thâm canh sầu riêng

Tỉnh Tiền Giang, phong trào đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nông dân và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn. Nhờ đó, chủ động được mùa vụ thu hoạch, năng suất, sản lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

01/10/2015
Dựng chòi gác đêm ém bùa chống trộm cau Dựng chòi gác đêm ém bùa chống trộm cau

Trước tình trạng cau trồng bị hái trộm trái, nhiều người dân ở vùng "thủ phủ" cau - huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi) phải dựng chòi để gác, một số khác còn dán "bùa" nhờ "thần rừng" canh giữ.

01/10/2015
Xuất khẩu gạo vừa ngủ quên vừa nổ Xuất khẩu gạo vừa ngủ quên vừa nổ

Nhìn nhận 30 năm đổi mới, cựu Chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Minh Nhị đã nhắc lại những con số cực ấn tượng của lúa gạo. Chẳng hạn cái mốc bắt đầu xuất khẩu gạo với 1,370 triệu tấn năm 1989, và đỉnh cao 7,736 triệu tấn 2012...

01/10/2015
Hiếm như tiêu ở truồng Hiếm như tiêu ở truồng

Ngay cả nhiều hộ gia đình ở xã Ba Lế (miền núi huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) - quê hương của loại tiêu bản địa này cũng không có để dùng do số lượng tiêu Ba Lế hiện ước tính chỉ còn một vài trăm gốc.

01/10/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.