Vinh danh 100 mô hình cánh đồng vàng

Chương trình “Cánh đồng vàng” do Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau) tổ chức.
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng trao đổi trong buổi họp thông báo báo lễ tôn vinh “Cánh đồng vàng”.
Theo Ban tổ chức, Chương trình “Cánh đồng vàng” sẽ là dịp tôn vinh các mô hình cánh đồng tiêu biểu đại diện cho sự phát triển của ngành nông nghiệp cả nước trong thời kỳ hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.
Qua đó nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo hiệu ứng phong trào xây dựng và phát triển nông nghiệp mạnh mẽ trong nhân dân, góp phần tăng thu nhập cho nông dân và các đối tác tham gia.
Để thực hiện chương trình, giai đoạn 1 Ban tổ chức đề cử và giới thiệu các mô hình của các địa phương (các Hội Nông dân, các Sở NNPTNT) và đề cử của các hội, các doanh nghiệp.
Đến giai đoạn 2, Ban tổ chức sẽ tổng hợp và đánh giá dựa trên tiêu chí về xếp hạng, triển khai thẩm tra thực địa với sự tham gia của ban cố vấn gồm các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho biết, trên cơ sở hơn 900 mô hình được đề cử trên cả nước, căn cứ trên tiêu chí lựa chọn, năm nay, Ban tổ chức sẽ chọn ra 100 mô hình tiêu biểu xuất sắc cho phần vinh danh trong chương trình “Cánh đồng vàng” và khen thưởng thêm 100 mô hình “Cánh đồng vàng” hoạt động hiệu quả.
Tiêu chí của chương trình là xếp hạng các cánh đồng từ trên xuống theo quy mô cây trồng/diện tích, năng suất (sản lượng/diện tích) và giá trị (giá trị thu được từ việc bán sản phẩm nông sản).
“Đây là những mô hình cánh đồng có giá trị, năng suất chất lượng, hiệu quả, tiêu biểu cho thành tựu về phát triển nông thôn; các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp kiểu mới cần tuyên dương và biểu dương để trở thành những tấm gương điển hình trong học tập và phát triển sản xuất nông nghiệp ngày càng hiệu quả” - ông Hồ Xuân Hùng nói.
Có thể bạn quan tâm

Mục tiêu đặt ra cho vụ lúa trên đất nuôi tôm năm 2014 toàn tỉnh Cà Mau trên 43.000 ha. Thế nhưng, theo bà con nông dân, năm nay việc sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm sẽ gặp nhiều khó khăn hơn những năm trước. Chính điều đó khiến nông dân lưỡng lự trong việc chọn giống cũng như thời gian xuống giống.

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh đang triển khai chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân thực hiện mô hình nuôi gà thịt sử dụng đệm lót sinh học. Ðây là mô hình đã được chăn nuôi thực nghiệm trên địa bàn tỉnh trong năm 2013 và cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh mặt nước; nâng cao thu nhập, góp phần phát triển và ổn định đời sống cho các hộ nông dân trong phát triển kinh tế gia đình, việc khai thác và ứng dụng các mô hình mang lại hiệu quả cao đã được thí điểm tại các địa phương là việc hết sức cần thiết và cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan.

Cùng với sự vận động của nền kinh tế, mô hình hợp tác xã (HTX) ngày nay có những bước thay đổi đáng kể. Đó không chỉ là sự thay thế dần dần của danh xưng "chủ nhiệm HTX" thành "giám đốc HTX", mà còn là áp lực đổi mới trong tư duy, nhận thức của những người được coi là "đầu tàu" của đoàn tàu kinh tế tập thể.

Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết tính đến 15/7, lượng đường tồn tại kho các nhà máy là 457.890 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 32.160 tấn.