Đón Bằng Công Nhận Làng Nghề Chè Truyền Thống
Nhân dân 3 xóm Hồng Lương, Văn Lương 1 và Văn Lương 2, xã Trung Lương (Định Hóa) vừa tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Làng nghề chè truyền thống.
3 xóm hiện có 151 hộ, trên 500 nhân khẩu, hầu hết các hộ dân nơi đây di cư từ tỉnh Thái Bình đến sinh sống, phát triển kinh tế tại xã Trung Lương.
Với truyền thống cần cù, chịu khó, bà con nhân dân các thôn đã tích cực phát triển kinh tế, đưa cây chè là một trong những cây chủ lực trong phát triển kinh tế. Diện tích chè của 3 xóm là 56 ha, trong đó có khoảng 40% diện tích đã dược chuyển đổi sang trồng các giống chè cành cho năng suất, chất lượng cao như: LDP1, PH1, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên.
Thời gian qua, nhiều hộ dân đã tích cực tìm hiểu, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến chè, nhờ đó năng suất, chất lượng sản phẩm chè ngày càng được nâng cao. Tổng sản lượng chè của 3 xóm đạt trung bình từ 85-90 tạ/ha/năm. Sản phẩm chè tươi, chè khô của nhân dân trong thôn nhiều năm nay không phải đem đi bán mà được các tiểu tương thu mua ngay tại gia đình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Nguồn bài viết: http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/kinh-te/don-bang-cong-nhan-lang-nghe-che-truyen-thong-222708-108.html
Related news
Trong những năm gần đây, cây thanh long được trồng và tăng diện tích khá nhanh trên địa bàn xã Minh Thanh (Nguyên Bình - Cao Bằng), mở ra triển vọng có giá trị kinh tế cao bởi cây dễ trồng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sản phẩm được thị trường ưa chuộng.
Từ những kết quả của mô hình trồng thử nghiệm do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả triển khai vào năm 2007, cây cam Xã Đoài hiện đang được nhiều địa phương trong tỉnh đưa vào canh tác, hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Vùng gò đồi K4, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, Quảng Trị là vùng chuyên canh cây cam tập trung lớn nhất tỉnh Quảng Trị, có tổng diện tích hơn 10 ha.
Nông dân trong tỉnh Phú Yên vừa thu hoạch xong lúa vụ hè thu năm 2015, năng suất bình quân 65 tạ/ha, cao hơn vụ hè thu năm ngoái 0,3 tạ/ha.
Những năm gần đây, nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại trên lúa, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp bền vững, đồng thời giúp nông dân giảm chi phí trong sản xuất, tăng lợi nhuận và nâng cao đời sống người dân nông thôn…