Lai Châu Sốc Lại Cây Chè
PGS.TS Lê Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ nói vui: “Các em sinh viên hăng hái đo đếm, lấy khí… quý thầy”. Thật ra đó là khí thải môi trường của nhóm nghiên cứu do GS.TS Lê Quang Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (BĐKH) chỉ đạo; khí thải chăn nuôi do GS.TS. Nguyễn Văn Thu theo dõi.
THAY BỘ GIỐNG MỚI
Một lãnh đạo tỉnh Lai Châu từng tâm sự với chúng tôi rằng, với địa hình chủ yếu là đồi núi, những khu vực giáp phía Tây có thời tiết khí hậu ấm, ôn hòa đều đã được địa phương quy hoạch để trồng cây cao su. Còn một phần diện tích đất khá lớn thuộc khu vực phía đông có thời tiết lạnh, sương muối khắc nghiệt được tỉnh chọn để phát triển các vùng chè tập trung, chất lượng cao.
Do cây chè là loại cây chịu lạnh rất tốt, thời gian khai thác tới 25 năm mà vòng quay tới 9 - 10 tháng/năm nên không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo, mà tương lai còn là cây thúc đẩy phát triển kinh tế cho đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu.
Nhận thấy tầm quan trọng của cây chè, từ năm 2011 tỉnh Lai Châu đã xây dựng Đề án phát triển vùng chè giai đoạn 2011 - 2015 nhằm thay thể các giống chè cũ, năng suất, chất lượng thấp, bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng khi hình thành được vùng SX chè tập trung chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và phân vùng nguyên liệu.
Đặc biệt, ngành chè được tổ chức lại SX theo hướng gắn nông dân với DN theo hợp đồng, hợp tác kinh doanh, chứ không SX tràn lan theo kiểu "hàng chợ".
Qua đó, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở các xã trong vùng. Từ Đề án phát triển vùng chè giai đoạn 2011- 2015, tỉnh Lai Châu đang tiếp tục xây dựng Đề án "Phát triển vùng chè tập trung chất lượng cao giai đoạn 2015 - 2020" với trọng tâm hình thành nên những vùng chè tập trung, chất lượng cao thông qua việc đưa các giống mới có chất lượng, năng suất vào canh tác.
Ông Hà Văn Um - Giám đốc Sở NN-PTNT Lai Châu cho biết, sau 4 năm thực hiện đề án, đến nay tổng diện tích chè toàn tỉnh đạt xấp xỉ 3.400 ha, trong đó diện tích trồng mới 385 ha, đạt 110% so với mục tiêu.
Tất cả các vùng chè của Lai Châu đều được đẩy mạnh thâm canh các vùng chè tập trung đã đưa năng suất chè từ 60 tạ/ha (năm 2010) lên 85,3 tạ/ha (ước năm 2014), sản lượng năm 2014 ước đạt 20.600 tấn/năm, tăng 3.370 tấn so với năm 2010.
Bước đầu hình thành được vùng chè trồng mới tập trung chất lượng cao. Sản lượng chè khô chế biến năm 2014 ước đạt 4.720 tấn, tăng 648 tấn so với năm 2010.
Nhờ sự giúp đỡ về giống và kỹ thuật từ Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, công tác triển khai trồng mới đã được các địa phương trong tỉnh Lai Châu chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu với 100% giống chè giâm cành chất lượng cao.
Trong đó chủ yếu trồng giống chè Kim Tuyên, PH, Shan Tuyết... diện tích trồng mới đạt 385,7 ha (trong đó huyện Tân Uyên 170,8 ha; Tam Đường 214,9 ha), đạt 110% so với mục tiêu dự án. Chất lượng vườn chè sau trồng mới đều sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống cao đạt 95% số cây.
Đặc biệt, giai đoạn 2011- 2014, ước tổng diện tích trồng xen trên nương chè đạt trên 1.000 ha, trong đó huyện Tam Đường 751 ha, huyện Tân Uyên 246 ha, TP Lai Châu 14 ha. Đối tượng trồng xen tập trung chủ yếu là đậu tương DT 84, lạc và cây mắc ca. Thu nhập bình quân từ cây trồng xen 13 triệu đồng/ha/năm.
Tạo sự tương tác tốt giữa cây trồng xen với cây chè, hạn chế được cỏ dại, chống rửa trôi, xói mòn, tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt, góp phần tăng thu nhập cho người dân từ nương chè trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.
GẮN VỚI CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
Qua 4 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành chè tại Lai Châu đã chỉ ra rằng, phát triển cây công nghiệp phải hình thành vùng SX tập trung, gắn với công nghiệp chế biến. Phải có cơ chế hợp tác thông qua hợp đồng kinh tế giữa nông dân với DN. Có sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước và các cấp chính quyền.
Đặc biệt, phải có cơ chế chính sách phù hợp để thúc đẩy, có sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước. Việc đầu tư phải đồng bộ để tạo điều kiện cho nông dân thâm canh ngay từ đầu, khắc phục tình trạng làm theo phong trào.
Bên cạnh việc coi yếu tố giống làm động lực để tái cơ cấu ngành chè, tỉnh Lai Châu xác định muốn thành công bền vững phải gắn các vùng chè với các DN. Tính đến năm 2014, trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 6 DN và 3 HTX chế biến chè búp tươi (tăng 3 cơ sở chế biến so với năm 2010) với tổng công suất chế biến 220 tấn/ngày (tăng 73 tấn/ngày so với năm 2010).
Cơ sở chế biến chè mini từ 132 năm 2010 nay chỉ còn 89 cơ sở. Nhờ sự giúp đỡ về mặt chủ chương, chính sách các DN đã tập trung đổi mới, lắp đặt một số dây chuyền chế biến chè tiên tiến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong SX nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chè chế biến và đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Cơ cấu, mẫu mã của sản phẩm chế biến có nhiều thay đổi so với năm 2010. Những sản phẩm trước đây Lai Châu chưa từng có như Chè Olong xanh, Olong đen, chè đen duỗi, chè hương nhài, chè Sencha... nay đã được nhiều DN tham gia SX và XK.
Bên cạnh đó, mẫu mã sản phẩm được chú trọng như chè đóng hộp, chè đóng gói hút chân không, chè đóng gói bằng giấy bạc. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè của các cơ sở chế biến chủ yếu là bán cho các DN ở trong nước và tiêu thụ nước ngoài thông qua ủy thác xuất khẩu trên thị trường các nước Pakistan, Trung Đông, Trung Quốc.
Nhìn chung, giá bán chè khô năm 2013 trung bình đạt trên 35.700 đồng/kg (nhóm hàng cao nhất 300.000 - 350.000 đồng/kg, nhóm hàng thấp nhất từ 32.000 - 40.000 đồng/kg), bình quân cao hơn 7.700 đồng/kg so với năm 2010. Tổng doanh thu của các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh năm 2013 đạt trên 182 tỉ đồng (tăng 47.265 triệu đồng so với năm 2010).
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Lê Trọng Quảng, việc đầu tư phát triển hạ tầng vùng chè được nhà nước quan tâm đầu tư, giai đoạn 2011-2014 đã hỗ trợ xây dựng mới được 18,9 km/34 km đường, 01/17 nhà tập kết thu mua nguyên liệu, 03/393 bể chứa nước.
Các DN, HTX chế biến chè đã đóng vai trò nòng cốt trong việc đầu tư ứng trước vật tư phân bón cho bà nông dân thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm, thường xuyên đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến, tìm kiếm thị trường, chủ động ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Lai Châu cũng ưu tiên làm đường giao thông trước tại những vùng chè nhằm tạo động lực phát triển kinh tế với mục tiêu trọng tâm là nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 7/7, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu triển khai dự án “Mở rộng phát triển các mô hình canh tác lúa - tôm nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững vùng đất phèn mặn ở Bạc Liêu”.
FIPRONIL là hoạt chất thuốc BVTV thuộc nhóm độc II, được sử dụng để trừ kiến, bọ cánh cứng, gián, bọ chét, ve, mối, dế, bọ trĩ, sâu rễ, mọt và một số côn trùng khác. Vì đặc tính này nên nông dân thường gọi hoạt chất này là thuốc diệt kiến. Hoạt chất này không được sử dụng trên cây chè (chỉ sử dụng trên cà phê và lúa).
Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ đăng bạ và cấp Bằng bảo hộ độc quyền chỉ dẫn địa lý (CDĐL) trong nước, sản phẩm chè Shan Tuyết - Mộc Châu đã dần nâng cao giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, nếu không đăng ký CDĐL nước ngoài thì sản phẩm này khó giữ được thương hiệu truyền thống.
Các hộ nông dân ở xã Hòa Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) đang trong giai đoạn thu hoạch rộ dưa hấu, ước tính năng suất đạt được từ 3 - 3,2 tấn/1.000m2.
Tính đến thời điểm này, mùa vải năm 2015 tại Bắc Giang cơ bản đã kết thúc với những kết quả khả quan cả về tiêu thụ, giá cả lẫn thị trường mới.