Đổi thay nhờ 5 cây 3 con
5 cây, 3 con
Ông Nguyễn Giáp – Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng cho biết, Hải Lăng có 90% dân số làm nông nghiệp.
Để xây dựng NTM thành công, lãnh đạo huyện xác định phát triển kinh tế để tăng thu nhập cho người nông dân là mục tiêu hàng đầu của huyện.
Vì vậy, trong những năm qua, huyện đã chú trọng xây dựng rất nhiều mô hình làm ăn hiệu quả, nhờ đó thu nhập của người dân được nâng lên đáng kể.
Phát triển nuôi trồng thủy – hải sản là lợi thế lớn nhất của Hải Lăng.
“Khi người dân có thu nhập ổn định thì họ sẽ tích cực đóng góp hơn cho xây dựng NTM.
Điều kiện đất đai ở Hải Lăng không thuận lợi, vì thế huyện phải vạch ra hướng phát triển phù hợp cho từng vùng.
Xác định 3 cây gồm: lâm nghiệp (tập trung trồng rừng FSC), cây cam và cây cao su ở vùng phía Tây gò đồi kết hợp nuôi bò lai sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.
Cây lúa và hoa màu như: ném, dưa, lạc… sẽ trồng ở vùng đồng bằng, đất cát phía Đông của huyện, kết hợp với chăn nuôi lợn.
Thủy sản được tập trung ở vùng cát ven biển như nuôi tôm, cá.
Hiện nay, huyện đang chú trọng phát triển thêm cây tràm keo lưỡi liềm ở vùng cát ven biển để vừa nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa ngăn nạn cát bay, cát chảy, đảm bảo sản xuất nông nghiệp…”- ông Giáp lý giải thêm.
Theo ông Giáp, để nâng cao hiệu quả kinh tế, huyện đã tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật, nghiên cứu, ứng dụng và hình thành nên vùng giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao như Thiên ưu 8, AC5, NA2… cung cấp giống cho nông dân sản xuất.
Huyện có đặc sản gạo lứt Bồ đề 688X2 (thường gọi là gạo đỏ) và Ném vùng cát Hải Lăng nổi tiếng được bình chọn sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2014 và nay đang tăng diện tích gieo trồng, tạo thương hiệu.
Ngoài ra, huyện còn có những chính sách hỗ trợ đặc thù với người chăn nuôi như những hộ nuôi 300 con lợn trở lên sẽ được hỗ trợ 50 triệu đồng…
Chính sự hỗ trợ đắc lực ấy mà Hải Lăng đã có nhiều sản phẩm đặc thù như: Cam K4 (Hải Phú), Mứt Mỹ Chánh, Bánh ướt Phương Lang, Nước mắm Mỹ Thủy… Nhờ đó, đến nay thu nhập bình quân của Hải Lăng ước đạt 28,6 triệu đồng và hộ nghèo đã giảm đáng kể..
Nhân rộng mô hình hay
Năm 2013, Hải Lăng đã chủ động phát động phong trào “Hải Lăng chung tay xây dựng NTM” và thực hiện chủ đề “Chỉnh trang nông thôn” với 6 nội dung: Phát quang, hiến đất mở rộng nền đường, thắp sáng đường quê, cải tạo vườn tạp, chỉnh trang nhà cửa, hàng rào, cổng, cải tạo chuồng trại chăn nuôi… Chỉ sau 1 năm thực hiện, phong trào đã trở thành một cuộc cách mạng, thấm nhuần đến từng người dân.
Kết quả ngoài sức mong đợi khi chỉ 1 năm nhân dân hiến trên 129.000 m2 để mở rộng trên 212km đường, thắp sáng 158km đường với 3.967 bóng điện… tổng vốn nhân dân đóng góp trên 86 tỷ đồng.
Nhân dân Hải Lăng chung sức xây dựng NTM.
Từ hiệu quả của chủ đề “ Chỉnh trang nông thôn”, Hải Lăng tiếp tục phát động, nhân rộng các phong trào như: Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, Tuổi trẻ Hải Lăng chung tay xây dựng NTM”… hiệu quả của các phong trào này thấy rõ từng ngày.
Để phát triển kinh tế, huyện đã ban hành, nghiên cứu thành công nhiều đề tài như: Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn; giải pháp phát triển đàn bò lai… để đưa vào ứng dụng cho nông dân.
Một số mô hình hiệu quả và đang được khuyến khích nhân rộng ở Hải Lăng như trồng ném trên cát ở xã Hải Dương thu nhập khoảng 200 triệu đồng/ha; nhiều trang trại tổng hợp lợn, cá, lâm nghiệp như của hộ ông Trần Lương Cương (Hải Thượng) thu nhập từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi năm.
Có thể bạn quan tâm
Chị Chuẩn lý giải rất hợp lý: Chăn nuôi trâu bò, đòi hỏi phải có nhiều vốn và điều kiện chăn thả cũng cần được tính toán kỹ lưỡng. Trong khi đó, chỉ cần tầm 7 triệu đồng là đã có một cặp dê giống. Hơn nữa, dê còn có khả năng kháng bệnh cao và không chiếm quá nhiều diện tích đất làm chuồng trại, nên mô hình này rất phù hợp với những ai ít vốn hoặc những người mới bắt đầu khởi nghiệp.
Vừa dẫn chúng tôi tham quan một vòng quanh trang trại, anh Võ Văn Lựu vừa hồ hởi cho biết: Lớn lên trên vùng đất Tú Loan (xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), chứng kiến cảnh người dân quanh năm vất vả với độc canh cây lúa, đất cằn nên cuộc sống cứ mãi chật vật. Trăn trở để tìm hướng đi mới, cuối cùng anh nhận thấy điều kiện đất đai ở đây với diện tích đất hoang hóa còn lại khá nhiều, cộng với nhiều trảng cát rộng, rất phù hợp cho chăn nuôi đà điểu.
Hiện nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang nuôi hươu lấy nhung để phát triển kinh tế. Nhiều hộ thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình này. Thu gần 200 triệu đồng/năm chỉ từ 12 con hươu của gia đình ông Nguyễn Viết Long ở ấp 54, xã Lộc An (Lộc Ninh) là minh chứng.
Xác định chăn nuôi lợn là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, huyện Tân Yên (Bắc Giang) vừa thành lập Hội Chăn nuôi lợn sạch nhằm liên kết người sản xuất, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển chăn nuôi bền vững.
Mắc ca, loài cây có nguồn gốc Úc châu đã bắt đầu thân thuộc với nông dân Lâm Đồng. Tại khắp nơi trong tỉnh, từ Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đơn Dương, diện tích mắc ca trồng xen với cây cà phê đã lên xanh và kết trái, mang lại thu nhập không nhỏ cho người nông dân.