Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gỡ khó cho người chăn nuôi bò sữa

Gỡ khó cho người chăn nuôi bò sữa
Ngày đăng: 01/12/2015

Hầu hết các hộ chăn nuôi bò sữa đều bán sản phẩm cho Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty Friesland Campina Việt Nam (nhãn hiệu Cô gái Hà Lan).

Thời gian gần đây, có đơn vị thu mua đặt ra hàng loạt hàng rào kỹ thuật khắt khe hơn và thông báo sẽ giảm sản lượng thu mua khiến người chăn nuôi lo lắng…

Sữa giảm cả giá và lượng

Hộ ông Võ Văn Thẳng ở ấp Phú Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi bắt đầu chăn nuôi bò sữa từ năm 2003, đến nay, đàn bò của gia đình ông được 80 con, sản lượng sữa đạt khoảng 500 kg/ngày.

Nhờ đầu tư chuồng trại đạt chuẩn và chăn nuôi đúng kỹ thuật nên đã tạo được niềm tin nơi đơn vị thu mua, đầu ra của sản phẩm ổn định.

Sản phẩm sữa của trang trại ông Thẳng có giá bán dao động từ 12.000 đến 13.000 đồng/kg, mức giá tương đối có lãi.

Gần đây, đơn vị thu mua thông báo, sắp tới chỉ thu mua khoảng 90% sản lượng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Thẳng lo lắng: “Trước thông tin này, bà con chăn nuôi không dám đầu tư tăng đàn và sắp tới sẽ dần loại thải những con không đạt, nếu không sẽ lỗ nặng.

Nếu phía đơn vị kia chỉ thu mua 90% sản lượng, 10% còn lại chỉ mua với giá 7.400 đồng/kg, với giá như vậy, thà đổ cho bê ăn còn hơn”.

Một hộ chăn nuôi khác ở xã An Phú cho biết, năm 2014, gia đình có 30 con bò sữa, nay chỉ còn tám con.

Lý giải nguyên nhân giảm đàn, đại diện hộ này cho biết: Đơn vị thu mua thông báo sản phẩm sữa của gia đình bị nhiễm tạp trùng, tạm ngưng thu mua 14 ngày, trong khi mỗi ngày đàn bò cho sản lượng khoảng 110kg, đành phải bán đổ, bán tháo với giá rẻ.

Gia đình tôi đã loại thải dần đàn bò với giá bán 30 triệu đồng/con.

Hiện giờ, đơn vị thu mua sữa đã thu hồi hợp đồng.

Đơn vị thu mua cho rằng, sản phẩm sữa của gia đình tôi nhiễm tạp trùng thì biết vậy, chứ đâu lấy gì kiểm chứng.

Từ giá đến chất lượng sữa đều do bên mua định đoạt, nông dân chẳng biết thực hư ra sao.

Tôi mong có một cơ quan độc lập kiểm tra chất lượng sản phẩm, đồng thời lo đầu ra ổn định, giá bán có lãi thì bà con mới tiếp tục tái đàn, nếu không sẽ bán hết…

Chủ tịch Hội Nông dân xã An Phú Tăng Văn Đạo cho biết, toàn xã hiện có 422 hộ chăn nuôi bò sữa với khoảng 6.000 con.

Những năm qua, nhờ chăn nuôi bò sữa, địa phương thực hiện thành công chủ trương giảm hộ nghèo, tăng hộ khá.

Nhưng nay, bà con chăn nuôi đang đứng trước khó khăn do các đơn vị thu mua đưa ra hàng rào kỹ thuật chất lượng quá khắt khe.

Theo Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Củ Chi Nguyễn Văn Cảm, qua khảo sát các hộ chăn nuôi trên địa bàn, giá thành mỗi kg sữa dao động từ 8.500 đến 10.500 đồng, phụ thuộc vào chi phí thức ăn, điện, nước, công lao động và tùy theo số lượng đàn bò nhiều hay ít.

Nếu theo giá của các đơn vị thu mua đưa ra thì nông dân chỉ hòa vốn.

Gỡ khó cho các hộ chăn nuôi

Từ ngày 1-1-2016, Vinamilk tiếp tục ký hợp đồng với người chăn nuôi bò sữa với các điều khoản như trong năm 2015.

Riêng Công ty Friesland Campina, bắt đầu từ 1-1-2016, ký hợp đồng với nông dân với các tiêu chí quá khắt khe và có một số thay đổi trong phụ lục hợp đồng.

Chẳng hạn, tỷ lệ chất béo phải lớn hơn hoặc bằng 3,6%; vật chất khô lớn hơn hoặc bằng 12,2%; độ nhiễm vi sinh lớn hơn hoặc bằng

4 độ resazurin… Nếu đạt các tiêu chí này thì công ty sẽ thu mua với giá 7.400 đồng/kg, cộng 3.350 đồng tiền thưởng, quy ra giá thu mua là 10.750 đồng/kg.

Về sản lượng công ty này chỉ thu mua căn cứ vào sản lượng cùng kỳ và quy ra tiền bằng 90% giá thành cùng kỳ.

10% còn lại, công ty vẫn thu mua nhưng chỉ tính giá 7.400 đồng/kg; 3.350 đồng còn lại công ty dành để hỗ trợ ngành sữa (?).

Công ty còn kèm theo điều khoản: Hợp đồng có thể thay đổi tùy theo tình hình thực tế, tạm thời ký hợp đồng với người nông dân sáu tháng đầu năm 2016.

Gắt gao hơn, công ty đưa ra tiêu chí, nếu hai tháng liền kề người chăn nuôi bò sữa không đạt các tiêu chí trên sẽ bị cắt hợp đồng không được khiếu nại.

“Trước tình hình này, người chăn nuôi phải chọn tuyển con giống tốt, khẩu phần thức ăn, vệ sinh môi trường, chuồng trại mới bảo đảm được.

Với cách chăn nuôi bình thường như hiện nay, người chăn nuôi khó đạt các tiêu chí mà công ty đưa ra, nên bán với giá thấp là chuyện bình thường”, đồng chí Nguyễn Văn Cảm cho biết.

Để gỡ khó cho các hộ chăn nuôi bò sữa, trước mắt, huyện Củ Chi vận động bà con tham gia các tổ liên kết; làm việc với các đơn vị thu mua tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bà con tiêu thụ sản phẩm.

Về lâu dài, chủ trương của huyện Củ Chi không tăng đàn bò sữa, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng; quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung trọng điểm ở chín xã phía bắc.

Cùng với đó, tiếp tục hỗ trợ bà con nông dân vay vốn ưu đãi về lãi suất theo Quyết định 13 của UBND thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng hạ tầng chuồng trại.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN- PTNT) TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Trực, khi TPP có hiệu lực, ngành sữa trong nước bị tác động do giá sữa các nước như Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân có giá bán tại chỗ từ 7.200 đến 7.500 đồng/kg, thấp hơn giá ở nước ta.

Do đó, người chăn nuôi phải thích nghi “sân chơi” mới bằng biện pháp chỉ giữ lại những con bò có chất lượng cao, nhằm mục đích kéo giảm giá thành sản xuất.

Muốn đạt chất lượng và có giá bán tốt, người chăn nuôi phải thường xuyên kiểm tra chất lượng đàn bò theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Nhà nước sẽ hỗ trợ người chăn nuôi đánh giá thể trạng và công tác vệ sinh bò trước khi vắt sữa và vắt sữa bằng máy… nhằm giúp người chăn nuôi không bị thiệt thòi trước các tiêu chí mà người thu mua đưa ra.

“Nếu có mối quan hệ lợi ích hài hòa, minh bạch, công khai, hiệu quả; kết nối không vì mục đích loại trừ nhau thì sẽ đem lại lợi ích cho các bên.

Về phía người chăn nuôi, cần xem xét các tiêu chí mà phía thu mua đưa ra có hợp lý hay không thì mới ký hợp đồng, nếu không, nguy cơ sẽ bị thiệt hại.

Đối với thông tin đơn vị thu mua tự đưa ra hàng rào kỹ thuật khắt khe hơn về chất lượng, nhưng đến nay chưa có cơ quan kiểm tra độc lập, trước mắt, giữa hai bên nên áp dụng phương pháp “thuận mua, vừa bán”.

Sở NN-PTNT thành phố sẽ tham mưu về vấn đề này nhằm giúp người chăn nuôi không bị thiệt thòi, đồng thời sẽ làm việc với Công ty Friesland Campina về các hàng rào kỹ thuật để có thông tin cho bà con chăn nuôi trong thời gian sớm nhất” - đồng chí Nguyễn Văn Trực cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Thiếu Hụt Nguồn Cung Tôm Sú Tại Nhật Bản Thiếu Hụt Nguồn Cung Tôm Sú Tại Nhật Bản

Tôm sú là loại tôm được sử dụng rộng rãi thứ 2 tại Nhật Bản, sau tôm thẻ chân trắng. Năm 2010, Nhật Bản đã nhập khẩu 49 ngàn tấn tôm sú và 55 ngàn tấn tôm thẻ chân trắng, trừ các sản phẩm chế biến

27/07/2011
Hậu Giang: Dịch Sâu Đục Trái Bưởi Đã Được Khống Chế Hậu Giang: Dịch Sâu Đục Trái Bưởi Đã Được Khống Chế

Ông Võ Minh Phúc, Trưởng phòng Kỹ thuật, Chi cục BVTV Hậu Giang cho biết, sau thời gian ra quân dập dịch, đến nay dịch sâu đục trái bưởi (có tên khoa học là Cipestis sagittiferella Moore) đã được khống chế, không còn lây lan ra diện rộng.

24/03/2012
Tôm Càng Xanh Mùa Lũ Trúng Giá Tôm Càng Xanh Mùa Lũ Trúng Giá

Sau khi giảm 10.000 đồng/kg vào đầu tháng 10, hiện tôm càng xanh nuôi trong mùa lũ tại Đồng Tháp đã bất ngờ tăng giá mạnh trở lại, lên mức giá cao nhất từ trước đến nay

07/11/2011
Phú Yên: Nhiều Hộ “ Trúng ” Tôm Hùm Giống Phú Yên: Nhiều Hộ “ Trúng ” Tôm Hùm Giống

Suốt gần một tháng nay, tôm hùm giống tự nhiên xuất hiện nhiều ở các vùng biển Phú Yên, như Tuy An, Sông Cầu. Chỉ riêng tại huyện Tuy An, trong hơn 3 tuần vừa qua, ngư dân các xã An Chấn, An Hòa, An Hải, An Ninh Đông khai thác trên 130.000 con tôm hùm giống

10/02/2011
Đan Mạch Tài Trợ 4 Dự Án Nông Nghiệp Đan Mạch Tài Trợ 4 Dự Án Nông Nghiệp

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục 4 dự án do Chính phủ Đan Mạch tài trợ trong giai đoạn I Chương trình thí điểm hợp tác nghiên cứu Việt Nam - Đan Mạch, với kinh phí viện trợ không hoàn lại hơn 18 triệu Cua ron Đan Mạch

31/10/2011
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.