Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đổi Mới Phương Thức Nuôi Lợn Làm Giàu

Đổi Mới Phương Thức Nuôi Lợn Làm Giàu
Ngày đăng: 18/10/2014

Nhờ đổi mới phương thức nuôi lợn theo hướng hàng hóa, nhiều hộ dân ở xã Bản Bo (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) không chỉ có điều kiện cải thiện đời sống mà còn mở ra cơ hội vươn lên làm giàu.

Đến thăm các bản: Hưng Phong, Nà Can, Nậm Tàng, Cốc Phát (xã Bản Bo) chúng tôi thấy nhiều hộ phát triển đàn lợn với số lượng lớn (khác với tập quán nuôi nhỏ lẻ, manh mún trước đây). Bà con đổi mới phương thức chăn nuôi từ thả rông sang xây dựng chuồng trại để nuôi nhốt kết hợp với các biện pháp phòng dịch đầy đủ.

Đồng thời, chú trọng tới việc xây dựng bể xử lý chất thải vật nuôi làm sạch môi trường và hạn chế đến mức thấp nhất dịch bệnh bùng phát. Vì vậy, đàn lợn khoẻ mạnh, tốc độ tăng trưởng đàn từ 6 - 7%/năm. Tại đây, hộ nuôi ít từ 8 - 10 con, nhà nuôi nhiều từ 30 - 40 con lợn một lứa.

Tiêu biểu như gia đình chị Lò Thị Ngân ở bản Nà Can trước đây gia đình chị nuôi thả rông từ 3 - 4 con lợn, trong khi thức ăn ít dưỡng chất. Vì vậy, đàn lợn của gia đình chị gầy còm. Mỗi khi thời tiết giao mùa, đàn lợn bị dịch tả chết hàng loạt mất cả vốn lẫn lãi.

Một lần, chị xem trên tivi thấy cách nuôi nhốt lợn thịt theo hướng hàng hóa cho thu thập cao. Năm 2005, chị mạnh dạn vay 5 triệu đồng vốn của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Tam Đường chuyển đổi 1ha ruộng đầu tư xây dựng mô hình nuôi lợn thương phẩm.

Gia đình chị xây dựng tách biệt khu dân cư, 1 dãy chuồng nuôi lợn nái, 2 dãy chuồng nuôi lợn thịt, có khu xử lý chất thải và diện tích rau xanh riêng biệt cho đàn lợn. Chị là người đầu tiên trong bản áp dụng phương pháp mới trong phối giống gây đàn lợn thịt hướng nạc. Nhờ chủ động giống, đàn lợn của gia đình chị khoẻ mạnh, phàm ăn, chóng lớn.

Ngoài ra, chị còn trồng 0,5ha ngô/vụ/năm, nấu 2 nồi rượu/ngày để tận dụng bã làm thức ăn cho đàn lợn. Mỗi năm, chị nuôi 3 lứa lợn thịt, xuất bán ra thị trường hơn 3 tấn lợn thương phẩm, thu 120 triệu đồng. Nhờ hướng đi đúng đắn từ nuôi lợn thịt theo hướng hàng hóa, giờ đây, chị Ngân đã trả hết nợ ngân hàng và đang vươn lên “Làm giàu”.

Chị Ngân tâm sự: “Bí quyết để tôi nuôi lợn thương phẩm thành công là nhờ đổi mới phương thức từ nuôi nhỏ lẻ sang nuôi với quy mô lớn; chú trọng tới việc phun hoá chất khử trùng tiêu độc xung quanh chuồng trại; chủ động giống, bổ sung thức ăn tinh bột và phòng chống dịch bệnh hiệu quả.Nhờ đó, tôi đã có thu nhập cao từ nuôi lợn”.

Gia đình anh Hoàng Văn Thụ ở bản Hưng Phong là một trong những hộ điển hình về phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa của xã Bản Bo. Trước đây, anh thiếu kinh nghiệm nên chỉ nuôi vài con lợn/lứa để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Năm 2008, anh vay 30 triệu đồng vốn của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Tam Đường mở rộng chuồng trại, đầu tư nuôi lợn thịt theo hướng hàng hóa.

Để nuôi lợn đạt hiệu quả cao, anh tham gia lớp đào tạo ngắn hạn dạy nghề cho nông dân về quy trình kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng dịch bệnh và vệ sinh chuồng trại. Nhờ tìm tòi, học hỏi và biết áp dụng KHKT vào chăn nuôi, trong chuồng nhà anh lúc nào cũng có hơn 30 con lợn thịt. Mỗi năm, anh thu lãi từ 80 - 100 triệu đồng tiền bán lợn.

Được biết, trước đây, nông dân xã Bản Bo thiếu kinh nghiệm nuôi lợn. Một số hộ chưa mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế nên nuôi lợn theo hướng nhỏ lẻ, mạnh mún, lợi nhuận kinh tế thấp. Những năm gần đây, các cấp hội và đoàn thể xã đã khảo sát, tổng hợp gia đình có nhu cầu vay vốn, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với toàn thể nông dân giúp bà con tiếp cận vốn vay hiệu quả. Qua kiểm tra, giám sát,hầu hết nông dân sử dụng vốn vay vào việc nuôi lợn theo hướng hàng hóa. Đây là bước tiến mới trong chăn nuôi lợn của nông dân trong xã nhằm vươn lên làm giàu chính đáng.

Ông Nguyễn Hùng Cường - Phó Chủ tịch UBND xã Bản Bo cho biết: “Thời gian qua, cấp uỷ, chính quyền địa phương đã đặc biệt quan tâm tới việc khuyến khích bà con chuyển đổi từ phương thức nuôi lợn nhỏ lẻ sang nuôi nhốt lợn theo hướng hàng hóa; đẩy mạnh tuyên truyền cho bà con áp dụng tiến bộ KHKT vào nuôi lợn thịt công nghệ cao, đảm bảo hợp vệ sinh môi trường. Đến nay, toàn xã đã có 4.753 con lợn. Nhờ đổi mới phương thức nuôi lợn, nhiều hộ dân trong xã đang vươn lên làm giàu…”.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Tra Nhỏ Lẻ Khó Đạt Chuẩn Quốc Tế Nuôi Cá Tra Nhỏ Lẻ Khó Đạt Chuẩn Quốc Tế

Đối với doanh nghiệp, việc xây dựng vùng nuôi cá tra theo tiêu chuẩn ASC (Aquaculture Stewardship Council), một tiêu chuẩn của Quỹ quốc tế bão vệ thiên nhiên, là điều tương đối dễ dàng, tuy nhiên, với những hộ nuôi nhỏ lẻ thì con đường đi đến tiêu chuẩn này còn khá xa.

29/10/2013
Tôm Thẻ Chân Trắng “Lấn Lướt” Tôm Sú Tôm Thẻ Chân Trắng “Lấn Lướt” Tôm Sú

Những ngày này, đến các huyện: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và TX. Gò Công hỏi thăm 10 người NTNL thì có tới 9 người nuôi TTCT. Đó là do con TTCT đã thực sự là “cứu cánh” của nhiều người NTNL với lợi thế quan trọng nhất là thời gian nuôi ngắn hơn, sản lượng cao hơn, lợi nhuận trên một đơn vị diện tích lớn hơn so với TS.

05/09/2013
Vùng Cát Không Trầm Tĩnh Vùng Cát Không Trầm Tĩnh

Buổi sáng hôm ấy, đuổi theo tầm mắt chúng tôi là màu xanh nối đuôi nhau. Cái màu xanh bàng bạc của keo lá tràm trên 10 năm tuổi đã làm cho trời Phong Bình, Phong Chương, Điền Môn, Điền Lộc, Phong Hải, Thừa Thiên - Huế... dịu hẳn lại. Khi hạ kính để nhoài mình ra không gian một lúc, chừng như tôi nghe mùi của biển trong tiếng sóng vẳng lại từ phía bên kia cánh rừng.

05/09/2013
Nuôi Cá Lóc Mùa Lũ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Nuôi Cá Lóc Mùa Lũ Cho Hiệu Quả Kinh Tế

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) thu nhiều kết quả khả quan, được bà con nông dân nhân rộng.

06/09/2013
Anh Trần Đình Toàn Vươn Lên Khá Giàu Nhờ Nuôi Ba Ba Anh Trần Đình Toàn Vươn Lên Khá Giàu Nhờ Nuôi Ba Ba

Anh Trần Đình Toàn ở ấp An Định, xã An Bình (huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) với mô hình nuôi ba ba thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao. Mỗi đợt thu hoạch, anh thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Từ nghèo khó, nhờ con ba ba mà gia đình anh đã vươn lên khá giàu.

06/09/2013