Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đổi Đời Nhờ Mướp

Đổi Đời Nhờ Mướp
Publish date: Monday. September 10th, 2012

Là người có diện tích trồng mướp lớn nhất xóm 2, thôn Phú Hưng, xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, Bình Định, mỗi tháng anh Nguyễn Triều Hải có thu nhập cả chục triệu đồng.
Anh Hải tiết lộ: "Năm ngoái, cứ 3 ngày vợ chồng tôi lại lên thị trấn đổ 3 chỉ vàng”. Anh Hải kể, thấy mướp dễ trồng và bán được giá, nên anh đầu tư vào cây trồng này. Trước khi trồng, anh đi nhiều nơi tìm hiểu kỹ thuật trồng, tìm hiểu thị trường tiêu thụ. Khi nắm chắc kỹ thuật và thị trường, năm 2008 anh quyết định thuê 11 sào đất vườn, đất bãi bồi của bà con trong xóm để trồng mướp.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng mướp cho sai trái, hiệu quả cao, anh Hải cho biết, chi phí ban đầu trồng mướp không nhiều. Làm giàn hết 1,3 triệu đồng mỗi sào. Giàn sử dụng trong thời gian 2 năm. Quá trình trồng dùng phân chuồng bón lót, mỗi sào bón 100kg, cộng thêm với phân NPK để bón thúc khi cho trái. Mướp trong giai đoạn còn nhỏ thì tưới nước cách ngày; khi mướp lớn tưới nước hàng ngày. Mướp trồng 80 - 100 ngày cho thu hoạch (tùy theo giống), thời gian thu hoạch kéo dài 6 tháng, mỗi dây mướp cho khoảng 100 trái. Mướp trồng vào vụ hè (vụ nghịch) cho thu nhập khá hơn vụ chính (vụ đông xuân).
Anh Đàm Tấn Thành, Chủ tịch Hội ND xã Bình Tân cho biết: "Ngoài trồng mướp anh Hải còn trồng bầu, nuôi heo, bò. Nhờ nắm chắc kỹ thuật, mướp được mùa, được giá nên gia đình anh Hải thắng lớn. Học anh Hải, mấy năm nay mướp lan khắp xóm 2, khắp thôn Phú Hưng và cả xã Bình Tân...".

Ông Hồ Sĩ Lai - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Tân cho hay: Vài năm gần đây, Bình Tân phát triển mạnh phong trào trồng mướp cao sản. Hộ ít trồng 1 sào, hộ nhiều trồng 7 sào. Có hộ còn thuê đất để trồng mướp. Mướp được tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên và Phú Yên. Giá bán mướp từ 2.000 - 4.000 đồng/trái. Mỗi sào mướp, trừ chi phí người trồng lãi bình quân 10 triệu đồng. Giờ đây, mướp đã trở thành cây trồng chính của nông dân trong xã. Nhiều hộ đã đầu tư vốn lớn, đi học kỹ thuật trồng, tiếp thị mướp...

Related news

Cân Xe Tải, Thức Ăn Gia Súc Khan Hiếm, Giá Tăng Cao Cân Xe Tải, Thức Ăn Gia Súc Khan Hiếm, Giá Tăng Cao

Thức ăn gia súc khan hiếm, giá tăng cao là do chủ xe phải sang tải ở các trạm cân xe trên quốc lộ 70, do đó phát sinh cước bốc xếp; hoặc chủ xe chở đúng tải, dẫn đến giá cung ứng hàng đến các chủ đại lý cũng tăng theo từng kg.

Friday. April 4th, 2014
Theo Dõi Và Phòng Trừ Bệnh Đỏ Lá Khóm Theo Dõi Và Phòng Trừ Bệnh Đỏ Lá Khóm

Ngày 3/4, tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, sở vừa chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Phòng Kinh tế, NN-PTNT các huyện, thị xã, thành phố điều tra toàn diện tình hình dịch hại trên cây khóm nhất là bệnh héo đỏ lá hiện đang xảy ra tại huyện Phú Hòa (Báo Phú Yên đã đưa tin).

Friday. April 4th, 2014
Vì Sao Nông Dân Vì Sao Nông Dân "Quay Lưng" Với Cây Bông Vải?

Do giá bông vải trong những năm qua giảm mạnh, chi phí đầu tư cao nên lợi nhuận mang lại từ cây bông vải không đáp ứng nguyện vọng của người dân. Đặc biệt, cây bông vải không đủ sức cạnh tranh với các cây trồng khác nên đang mất dần vị thế trên đất Kông Chro.

Friday. July 25th, 2014
Nhơn Hải Trúng Mùa Hành Tím Nhơn Hải Trúng Mùa Hành Tím

Nông dân xã Nhơn Hải đang nhộn nhịp vào mùa thu hoạch rộ hành tím vụ đông- xuân. Cây hành tím trúng mùa tạo nên bức tranh tươi thắm sắc màu của vùng quê ven biển huyện Ninh Hải.

Friday. April 4th, 2014
Làm Giàu Ở Vùng Đất Mới Làm Giàu Ở Vùng Đất Mới

8 năm trước, lúc mới chia tách, xã Tân Phú (huyện Long Mỹ) gian nan tìm cho mình hướng phát triển, nói như những lão cao niên thì do ở đây chỉ có phần “mỡ”, còn phần “nạc” về nơi khác nên khó làm giàu. Nhưng rồi sau 8 năm đó, Tân Phú đã dần chứng tỏ đây là vùng đất mới tiềm năng...

Friday. July 25th, 2014