Điều Xuân Lộc Nhiều Hứa Hẹn

Sau tết, nông dân trồng điều ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đang khẩn trương ra đồng dọn vườn, cào và đốt lá, chuẩn bị một mùa thu hoạch khá nhờ thời tiết thuận lợi với cây điều.
Vườn điều của anh Hứa Văn Quốc ở ấp Bàu Sen, xã Xuân Trường đã có trên 10 năm tuổi, nhưng nhờ chăm sóc tốt nên luôn đạt năng suất và bán được giá cao hơn so với nhiều hộ trong vùng. Năm nay, do thời tiết khá thuận lợi nên hoa điều bung nở đồng loạt, tỷ lệ đậu trái cao. Dự kiến, gần 1 hécta điều nhà anh năm nay có thể đạt sản lượng trên 3,5 tấn, cao hơn gần 1 tấn so với vụ điều trước.
Xuân Lộc là một trong những địa phương có diện tích điều lớn của tỉnh với gần 12 ngàn hécta, tập trung ở các xã: Xuân Trường, Xuân Tâm, Xuân Hưng và Suối Cát... Mùa điều năm 2013 thời tiết không thuận nên đa phần các vườn điều lâu năm đều bị giảm năng suất từ 20-50% so với mọi năm. Song cũng có một số vườn chỉ giảm nhẹ (khoảng 20%) nhờ người trồng biết xử lý ra hoa sớm nên giữ được năng suất.
Những năm qua, cây điều đã giúp cho nhiều bà con nông dân ở Xuân Lộc nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Nhiều nông dân còn liên kết lại và thành lập nên các câu lạc bộ năng suất cao để trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất, đồng thời hợp tác “tạm trữ” điều nhân để đẩy giá lên.
Niên vụ điều năm 2014 này, xã Xuân Trường có trên 1.200 hécta điều, chiếm 10% toàn huyện. Năm nay các vườn điều đều trổ hoa và đậu trái khá, có những vườn điều xử lý ra hoa sớm, đến nay đã bắt đầu cho thu hoạch. Giá hạt điều đầu vụ cũng cao hơn năm trước (hơn 20 ngàn đồng/kg) nên các hộ dân trồng điều đang kỳ vọng một vụ điều có thu nhập cao hơn.
Related news

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bến Tre chọn cá điêu hồng làm mô hình trình diễn tại hộ ông Trịnh Công Trung - ấp 10 - xã Tân Thạch (Châu Thành).

Trong năm, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hoa màu tiếp tục được quan tâm. Cụ thể, thực hiện 7 mô hình trình diễn rau an toàn (RAT); 4 mô hình sản xuất RAT gắn với tiêu thụ và nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo lồng ghép trong các chương trình, dự án... Từ đó, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng (bắp 7 tấn/ha, đậu nành 2,1 tấn/ha, rau muống lấy hạt 2,5 tấn/ha). Sản xuất RAT diện tích trên 150ha, đạt 83,5% kế hoạch nhưng hầu hết diện tích rau đều sản xuất nhỏ lẻ, chưa có liên kết sản xuất và tiêu thụ.

Từ con gà, con vịt cho đến con heo đang đẩy người chăn nuôi ở Bình Định lâm cảnh khốn đốn. Nguyên nhân do sau Tết, giá cả các loại vật nuôi nói trên đều tuột, trong khi giá thức ăn chăn nuôi vẫn “bình chân như vại”.

Cao su được Hà Tĩnh công nhận là cây mũi nhọn kinh tế bởi nguồn lợi đưa lại rất lớn. Thế nhưng bão số 10 vừa qua đã làm cho gần 800/1.600ha cao su ở Kỳ Anh bị gãy đổ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đây là bài học xương máu cho việc quy hoạch thiếu cân nhắc bởi Kỳ Anh thường xuyên "hứng bão" thế nhưng nơi đây vẫn cứ trồng cao su bằng mọi giá.

Được triển khai từ tháng 8/2012 tại xã Phước Sơn (Ninh Phước) trên diện tích 2,5 ha, mô hình trồng táo xanh theo tiêu chuẩn VietGAP bước đầu mang lại hiệu quả trong việc “sạch hóa” nông sản, là hướng đi phù hợp, tạo chỗ đứng tin cậy trên thị trường.