Điều Ghép Cho Năng Suất Cao

Năm 2002, ông Nguyễn Văn Thành ở thôn Bình Tiến 1, xã Phước Minh (Bù Gia Mập - Bình Phước) mua 140 cây điều ghép về trồng thử nghiệm. Chỉ 2 năm sau, cây cho trái bói và đến năm thứ 3 cho thu hoạch. Giống điều ghép cho sản lượng ổn định, năng suất cao. Năm 2013, số điều ghép cho thu 3,3 tấn hạt khô, bán được 115 triệu đồng. Dự kiến vụ này, ông thu về khoảng 3,5 tấn hạt khô.
Ông Thành cho biết: Giống điều ghép có sức đề kháng tốt, có khả năng chống lại nhiều loại nấm bệnh gây hại nên cho sản lượng cao. Nếu giống điều thường trồng trên địa bàn xã cho năng suất cao nhất từ 2-3 tấn/ha thì điều ghép đạt từ 3,3-4 tấn/ha.
Để giữ vườn điều, ông Thành đã trồng xen 300 nọc tiêu. Nhờ tán cây điều phủ bóng rợp nên cây tiêu sinh trưởng, phát triển nhanh. Còn cây điều thì giữ được độ ẩm, được bổ sung chất dinh dưỡng nên sản lượng tăng khoảng 20%. Mùa mưa tới, ông Thành tiếp tục trồng xen 400 nọc tiêu trong vườn điều.
Hiện ở thôn Bình Tiến 1 đã có nhiều hộ làm theo cách của ông Thành nhằm tăng nguồn lợi trên cùng một diện tích canh tác.
Có thể bạn quan tâm

Mùa mưa năm 2011, Hợp tác xã Nông nghiệp – Dịch vụ Hợp Tiến (Đắk Glong) đã đưa 20.000 cây giống thanh long ruột đỏ về cho xã viên trồng trên diện tích 5 ha tại xã Quảng Sơn. Sau 3 năm, những vườn cây này đã bước vào thời kỳ kinh doanh, cho thu nhập cao.

Với giá thành như hiện nay từ 2.500 đồng/1kg đến 3.000 đồng /1kg, sau khi trừ hết chi phí, mỗi héc ta cải củ trắng mang lại lợi nhuận kinh tế từ 120 triệu đồng đến 150 triệu đồng.

Anh Nguyễn Duy Tài ở thôn 4, xã Đắk Som (Đắk Glong) hiện đang nuôi 800 con heo hướng nạc. Đây là lứa thứ 2, anh liên kết với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.

Theo thống kê, trên địa bàn xã Đắk Wil (Chư Jút) hiện có hơn 750 ha cà phê, trong đó, phần lớn các vườn cà phê đã trồng khá lâu năm. Để thay thế cho diện tích cà phê này, những năm gần đây, người dân đã thực hiện “trẻ hóa” vườn cây bằng cách áp dụng kỹ thuật ghép chồi.

Những năm gần đây, việc phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại đã được nông dân ở xã Đức Mạnh (Đắk Mil) chú trọng. Đến nay, số hộ dân có trang trại chăn nuôi cho thu nhập cao ngày một tăng lên, góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương ngày càng phát triển.