Phân bón Văn Điển cho cây vụ đông
Đất Thái Nguyên chủ yếu là đất chua, những diện tích đất ở vùng thấp để trồng cây vụ đông lại càng chua và những diện tích đó lại có nhiều đất dốc nên bón phân Văn Điển cho cây trồng nói chung và cây vụ đông nói riêng càng phát huy hiệu quả.
Đến nay tỉnh Thái Nguyên đã gặt xong lúa mùa, trồng xong cây vụ đông sớm và đang trồng chính vụ.
Đất trồng cây vụ đông chủ yếu trên vùng đất trũng thấp ở ngoài đồng và ven đồi tập trung ở các huyện trung du như Phú Bình, Phổ Yên, Võ Nhai, Đại Từ và TP Thái Nguyên…
Phân lân Văn Điển là loại phân chậm tan, chỉ tan trong môi trường axit yếu do rễ cây tiết ra nên cây cần đến đâu phân hòa tan đến đó, phân còn dành để vụ sau nên hạn chế bị rửa trôi (đất đồi dốc gặp những trận mưa phân rửa trôi rất mạnh, bón loại phân lân tan nhanh gặp nước sau 48 giờ phân tan hết).
Đất đã chua bón phân lân có tính chất chua, đất ngày càng chua thêm, trong khi đó các cây trồng vụ đông nói chung đều ưa đất trung tính hoặc kiềm.
Đất chua làm cây trồng sinh trưởng phát triển kém, rễ bị ngộ độc không hấp thụ được các chất dinh dưỡng gây ra các bệnh như ngô chân chì huyết dụ; lạc, đậu tương, khoai tây, khoai lang và các loại rau bị thâm rễ…
Ngoài ra đa số các loại phân hiện nay không có các chất trung và vi lượng mà các chất này rất cần thiết cho cây trồng vì cây trồng cần 16 nguyên tố thiết yếu chứ không chỉ có đạm, lân, kali.
Lân Văn Điển và các loại phân đa yếu tố NPK chuyên dùng Văn Điển đều có tỷ lệ canxi (vôi) tương đối cao, và có đầy đủ các chất trung và vi lượng.
Thành phần dinh dưỡng trong lân Văn Điển: P2O5: 15 - 17%, CaO: 28 - 34%, MgO: 15 - 18%, SiO2: 15 - 18% và các chất vi lượng: Bo, Mn, Cu, Co, Zn, Fe…
Các loại phân đa yếu tố NPK chuyên dùng Văn Điển đều có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, các chất dinh dưỡng trên có tỷ lệ cân đối, hợp lý theo yêu cầu của từng loại cây và các giai đoạn sinh trưởng của cây. Vì thế ngoài giúp cây trồng tăng năng suất, chất lượng còn tăng khả năng chống chịu các điều kiện bất thuận và sâu bệnh.
Do biết được những đặc tính quý của phân Văn Điển và phân Văn Điển phù hợp với đất Thái Nguyên nên những năm gần đây với sự giúp đỡ của Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển, Hội Nông dân tỉnh, Cty Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên đã phối hợp dịch vụ phân bón Văn Điển chậm trả cho hội viên nông dân.
Ông Nguyễn Hải Khê, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Thái Nguyên chia sẻ: “Từ cơ sở khoa học và thực tế chúng tôi đã tin tưởng và lựa chọn các sản phẩm phân bón Văn Điển đưa vào SX và những nơi được bón phân Văn Điển đều có hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Ngoài việc có lợi cho cây trồng, phân Văn Điển còn hạn chế sâu bệnh, cải tạo đất, giúp cho SX nông nghiệp bền vững.
Dịch vụ phân bón Văn Điển chậm trả tạo điều kiện cho nông dân có loại phân tốt, tránh mua phải phân giả, giảm bớt khó khăn về vốn nên đã góp một phần cho hội viên nông dân phát triển kinh tế và thúc đẩy phong trào thi đua”.
Cây ngô là cây phàm ăn vì chỉ trong hơn 3 tháng thu hoạch được khối lượng bắp và thân lá rất lớn.
Do có năng suất, sinh khối cao nên phải đầu tư nhiều phân bón và nước tưới.
Việc bón phân đơn đầu tư nhiều đạm và kali cũng làm cho đất chua thêm, chai cứng thay bằng cách bón đủ phân chuồng và phân đa yếu tố NPK Văn Điển sẽ giảm chi phí và thu lãi cao hơn.
Về hiệu quả của phân Văn Điển đối với cây trồng vụ đông, bà Dương Thị Sâm, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Bình cho biết: Kế hoạch vụ đông năm nay của huyện tổng diện tích 3.150 ha, trong đó ngô 1.500 ha, khoai lang 800 ha, khoai tây 100 ha, dưa chuột 190 ha, bí xanh 98 ha, còn lại là các loại rau.
Ngô bón phân Văn Điển cây bốc từ từ nhưng chắc khỏe, thân cây mập, lá màu xanh lá gừng và có độ bền đến khi thu hoạch nên nuôi bắp to, hạt dày sít, màu đẹp, hạn chế bị bệnh chân chì, hạn chế bị đổ khi gió to.
Khoai tây bón phân Văn Điển dây dài mập, lá dày, củ nhiều to nhẵn, vỏ đẹp, có nhiều bột đường nên ăn ngon, các loại rau bón phân Văn Điển đều tốt.
Cây ngô cần nhiều dinh dưỡng trong giai đoạn đầu.
"Ngô phân tra, cà phân thúc”.
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho ngô có 2 loại: Phân lót NPK 5.10.3 (dạng vê viên), bón từ 18 – 20 kg/sào.
Bón thúc NPK 14.8.7 (dạng trộn 3 hạt).
Bón thúc 3 lần: Lần 1 khi ngô 3 – 4 lá, 10 – 12 kg/sào.
Lần 2 khi ngô 7 – 8 lá, 10 – 12 kg/sào.
Lần 3 khi ngô xoáy nõn 8 – 10 kg/sào.
Cách bón: Bón xa gốc, kết hợp với vun gốc lấp kín phân.
Nếu đất quá khô cần tưới ẩm để ngô hấp thụ phân thuận lợi.
Khoai tây bón phân đa yếu tố NPK chuyên dùng: Bón lót NPK 5.10.3, 25 kg/sào.
Bón thúc lần 1 khi cây cao 15 – 20 cm, bón NPK 22.5.11, 8 – 9 kg/sào.
Bón thúc lần 2 sau lần 1: 15 – 20 ngày, bón NPK 22.5.11, 8 – 9 kg/sào.
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho khoai lang: Bón lót NPK 4.12.7, 15 – 20 kg/sào.
Bón thúc NPK 9.9.12, 8 – 10 kg/sào.
Bón lúc khoai ngả ngọn bò kết hợp với vun luống.
Lạc, đậu tương bón phân đa yếu tố NPK chuyên dùng Văn Điển: 4.12.7, 20 – 30 kg/sào.
Bón lót: Đánh rạch, rải phân, lấp kín đất, tra hạt.
Các loại rau dài ngày từ 3 tháng trở lên như dưa chuột, cải bắp, su hào, đậu đũa… bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng: Loại phân lót NPK 5.10.3, 20 – 30 kg/sào.
Bón thúc NPK 5.10.3 (loại tan nhanh), 15 – 20 kg/sào.
Các loại rau ngắn ngày như rau cải, rau diếp, súp lơ, rau gia vị… bón lót NPK 5.10.3, 15 – 20 kg/sào.
Phổ Yên cũng là huyện trồng nhiều cây vụ đông.
Ông Lê Xuân Vinh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện cũng khẳng định hiệu quả phân Văn Điển.
Theo ông Vinh, những diện tích cây vụ đông bón phân Văn Điển đều sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao, giảm sâu bệnh do đó tăng thu nhập.
Hội nông dân các xã cần tuyên truyền phổ biến thông qua thực tế các diện tích bón phân Văn Điển so sánh với diện tích bón các loại phân khác để thấy rõ hiệu quả của phân Văn Điển nhằm mở rộng diện tích bón loại phân này.
Nhắc đến phân bón Văn Điển, ông Lưu Thành Thụ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nga My, huyện Phú Bình có lời khen:
“Phân Văn Điển giúp ngô không phải bón vôi, cây hồi phục nhanh sau khi gặp mưa úng đầu vụ, chống rét tốt, giảm số lần phun thuốc.
Khoai lang bón phân Văn Điển dây mập, lá xanh dày, củ nhiều, củ to, vỏ màu đẹp, giảm tỷ lệ nước, đỡ sùng hà.
Các loại rau phân Văn Điển giúp giảm bớt bệnh héo rũ và thối nhũn”.
Có thể bạn quan tâm
Tiếp tục chương trình “Ngân hàng bò” FrieslandCampina Việt Nam thực hiện việc trao tặng 50 con bò cho các hộ nông dân nghèo tại thị xã Kiến Tường và huyện Mộc Hóa tỉnh Long An.
Sở NNPTNT Đăk Lăk vừa giới thiệu về Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSat), do Ngân hàng Thế giới tài trợ, thực hiện từ 2015 - 2020.
Một số tiểu thương kinh doanh khoai tây Trung Quốc tại Chợ nông sản Đà Lạt, phường 11, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) bức xúc trước việc Ban quản lý chợ không cho phép đưa khoai tây Trung Quốc vào Chợ nông sản Đà Lạt.
Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, khối lượng xuất khẩu cao su 9 tháng năm 2015 ước đạt 760.000 tấn, trị giá đạt 1,09 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2014, lượng xuất khẩu tăng 9,5% nhưng giá trị giảm 11,6%.
Đó là nhận định của ông Lê Văn Thành – Trưởng phòng Nghiên cứu văn hóa – xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, về việc đẩy mạnh Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng chất lượng sống của người dân nông thôn TP.HCM.