Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điều chỉnh lịch xuống giống thủy sản

Điều chỉnh lịch xuống giống thủy sản
Publish date: Wednesday. November 11th, 2015

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ NN-PTNT tháng 11/2015 diễn ra hôm qua (4/10), ông Phạm Khánh Ly, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết, trước những dự báo về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn do ảnh hưởng của El Nino, Tổng cục Thủy sản có những giải pháp khẩn trương điều chỉnh việc xuống giống vụ nuôi năm 2016.

Cụ thể, do mùa mưa các tỉnh phía Nam được dự báo sẽ sớm hơn mọi năm, Tổng cục sẽ điều chỉnh lịch xuống giống năm 2016 sớm hơn 1 tháng so với mọi năm, bắt đầu từ tháng 12/2015 thay vì từ tháng 1/2016 như dự tính.

Nhằm chủ động các giải pháp ứng phó với tình hình dịch bệnh sẽ diễn biến phức tạp trong điều kiện nắng nóng kéo dài, Tổng cục Thủy sản sẽ có các hướng dẫn chi tiết theo hướng đề nghị người nuôi chú trọng dâng cao mực nước, xử lí rò rỉ ao nuôi, giảm mật độ thả, tiết giảm hệ số thức ăn, tăng cường hàm lượng vitamin trong thức ăn nhằm giảm thiểu ô nhiễm ao, tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi.

Đối với các vùng nuôi nghêu (ngao) tại phía Bắc như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng và các tỉnh phía nam như Bến Tre, Tiền Giang… cần hạn chế xuống giống tại các vùng bãi triều cao nhằm tránh tối đa thời gian phơi bãi.

Cũng theo Tổng cục Thủy sản, trong tháng 10/2015, thời tiết tương đối thuận lợi giúp khai thác thủy sản xa bờ đạt kết quả rất khả quan, nhất là cá ngừ đại dương, cá hố được mùa lớn.

Tính chung 10 tháng đầu năm, sản lượng khai thác thủy sản đạt trên 2,5 triệu tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ 2014, trong đó tín hiệu vui là giá cá ngừ đại dương tiếp tục tăng (dao động 110 nghìn đồng/kg), cộng với xăng dầu giảm giá giúp hoạt động khai thác thuận lợi.

Đối với nuôi trồng thủy sản, 10 tháng đầu năm đạt trên 2,8 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ 2014, trong đó mặc dù diện tích giảm nhưng nhờ liên kết SX theo chuỗi nên sản lượng nuôi vẫn tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, trong khi diện tích tôm thẻ giảm gần 4% thì tôm sú lại tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.


Related news

Bỏ trồng lúa để nuôi cá, trồng cỏ voi Bỏ trồng lúa để nuôi cá, trồng cỏ voi

Mặc dù đất quy định để trồng lúa, nhưng vài năm qua nhiều nông dân TP.HCM đã không trồng lúa trên diện tích đó mà chuyển sang nuôi, trồng các loại cây, con khác.

Monday. November 23rd, 2015
Nhiều vườn lan tiền tỷ giữa Sài thành Nhiều vườn lan tiền tỷ giữa Sài thành

Ở TP. HCM xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nông nghiệp đô thị với giá trị sản xuất tới cả tỷ đồng/ha mỗi năm, nổi bật là mô hình sản xuất hoa lan với nhiều vườn lan tiền tỷ. Đây được coi là hướng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp đô thị phù hợp trong điều kiện hiện nay.

Monday. November 23rd, 2015
Công nghệ mới trong nuôi cá biển Công nghệ mới trong nuôi cá biển

Phát triển cá lồng trên biển đang tạo giá trị lớn cho người dân. Tuy nhiên, hạn chế là vấn đề thiệt hại trong nuôi trồng vẫn cao; việc đưa ra giải pháp về quy hoạch lại vùng nuôi, kiểm soát mức độ cho ăn, con giống… được quan tâm hàng đầu hiện nay.

Monday. November 23rd, 2015
Người Mường thu tiền tỷ từ trồng cam Người Mường thu tiền tỷ từ trồng cam

Nằm gọn trong thung lũng của xã Thu Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình), trên diện tích khiêm tốn chỉ khoảng 4,3ha đất trồng lúa và một ít diện tích đất đồi, nhưng nhiều hộ dân thôn Vỏ 1 đã đổi đời, thậm chí có người thu tiền tỷ từ trồng cam.

Monday. November 23rd, 2015
Việt kiều về quê đầu tư 200 tỷ đồng, mở lối ra cho trái cây Việt kiều về quê đầu tư 200 tỷ đồng, mở lối ra cho trái cây

Nhìn một người Việt quần áo bạc thết, quần quật với chuyện thiết kế, xây dựng, mấy ai biết đó là một người Đức gốc Việt đang đầu tư nhà máy sấy trái cây ở Thanh Bình, Đồng Tháp.

Monday. November 23rd, 2015