Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diếp Cá Dễ Trồng, Giá Cao

Diếp Cá Dễ Trồng, Giá Cao
Ngày đăng: 19/06/2012

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), đến giữa tháng 6, dịch bệnh trên tôm ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã gây thiệt hại trên 35.000ha và đang diễn biến rất phức tạp.

Trước tình hình này, Bộ NNPTNT đang tiến hành mời các chuyên gia quốc tế sang nước ta để hỗ trợ công tác chống dịch.

Thiệt hại nặng

Ngành nuôi tôm nước lợ cả nước đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh hoành hành. Tại nhiều khu vực nuôi tôm với diện tích lớn, có nơi tỷ lệ tôm bị chết lên đến từ 30-70%. Hiện hầu hết các tỉnh ven biển đã thả giống vụ nuôi mới, trong đó chỉ riêng 12 tỉnh nuôi tôm trọng điểm, diện tích thả giống đạt trên 617.000ha, thì đã có đến 35.238ha bị dịch, chủ yếu xảy ra đối với tôm sú và một phần tôm thẻ chân trắng.

Thu hoạch tôm nước lợ ở ĐBSCL.

Ông Dương Tiến Thể - Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết: "Tình hình dịch bệnh trên tôm diễn biến rất phức tạp, đặc biệt đối với diện tích nuôi công nghiệp, bán công nghiệp. Các tỉnh chịu thiệt hại nặng có Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Long An và một số tỉnh miền Trung”.

Theo thống kê của Sở NNPTNT Trà Vinh, đến nay có 8.000ha tôm nuôi của tỉnh bị thiệt hại với số tiền ước tính trên 800 tỷ đồng. Còn nếu tính chi tiết cả công chăm sóc và tiền thuê ao tôm, con số này có thể lên đến trên 2.300 tỷ đồng.

Tại Bạc Liêu, theo số liệu của Sở NNPTNT tỉnh này, chỉ trong tuần qua đã có thêm 700ha tôm nuôi bị thiệt hại, nâng tổng diện tích thiệt hại toàn tỉnh từ đầu vụ đến nay lên đến 7.850ha, ước tính mất trắng hơn 200 tỷ đồng. Tại Cà Mau, diện tích bị thiệt hại đã lên đến 7.800ha.

Trong khi đó, ở Sóc Trăng đã có đến 6.800ha tôm nuôi bị thiệt hại tại các huyện Long Phú, Cù Lao Dung, Trần Đề... Nhiều hộ dân đã bỏ nuôi tôm để chuyển sang trồng lúa.

Đề nghị quốc tế hỗ trợ chống dịch

Trước tình hình dịch bệnh của tôm nuôi ngày càng diễn biến phức tạp, Bộ NNPTNT đã yêu cầu Tổng cục Thủy sản tiến hành mời các chuyên gia quốc tế vào cuộc hỗ trợ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh trên tôm.

Ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: "Vừa rồi, Bộ NNPTNT đã thành lập một đoàn các nhà khoa học của Viện Nuôi trồng thủy sản II và Cục Thú y, cùng các nhà thủy sản học của thế giới chuyên về bệnh đi thực tế để nghiên cứu và trả lời các nguyên nhân chính khiến tôm chết. Sắp tới sẽ có các đoàn chuyên gia quốc tế của Mỹ, Nhật, Tổ chức Nông - Lương Liên Hợp Quốc (FAO) sẽ sang Việt Nam để phối hợp với chúng ta giải quyết dịch bệnh".

Có thể mất trắng hơn 5.000 tỷ đồng

Dịch bệnh trên tôm liên tục xảy ra đã kéo giá tôm nguyên liệu giảm từ 20.000- 50.000 đồng/kg so với năm 2011, càng làm cho người nuôi thiệt hại nặng hơn. Bên cạnh đó, hàng loạt các nhà máy chế biến thủy sản cũng lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng. Theo nhận định, với việc dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và kéo dài, con số thiệt hại có thể vượt quá 5.000 tỷ đồng.

Cụ thể hơn, theo Tổng cục Thủy sản, phía Mỹ sẽ cử một đoàn thanh tra thuộc Cơ quan Kiểm soát an toàn thực phẩm đến Việt Nam để hỗ trợ và tìm ra giải pháp tối ưu chống dịch. Còn FAO đã cam kết hỗ trợ Việt Nam chống dịch bệnh trên tôm với gói hỗ trợ 500.000USD cho Dự án "Khẩn cấp khống chế sự lây lan dịch bệnh chưa được xác định trên tôm".

Nguồn kinh phí do FAO hỗ trợ chủ yếu được dùng để tuyển chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước; hỗ trợ mua con giống mới cho các hộ nuôi tôm bị thất bại do dịch bệnh cũng như chi cho các trang thiết bị và hoạt động thí nghiệm để tìm kiếm nguyên nhân gây ra dịch bệnh tôm hiện nay.

Ngoài ra, FAO sẽ hỗ trợ giúp cải thiện an toàn sinh học trong nuôi tôm, hoàn thiện các hướng dẫn chuẩn bị cho trường hợp dịch bệnh khẩn cấp, phát triển chiến lược quản lý thú y thủy sản cho các hoạt động tiếp theo.

Ông Dương Tiến Thể cho biết: "Hiện Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở NNPTNT các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tiến hành khảo sát các mô hình nuôi tôm nước lợ thành công để nhân rộng. Từ đó, Tổng cục Thủy sản sẽ đưa ra một quy trình nuôi chuẩn nhất nhằm để các hộ nuôi tôm áp dụng".

Có thể bạn quan tâm

"Sát Thủ" Của Người Nuôi Tôm

Máy kéo quạt sục khí từ lâu đã trở thành máy chém đối với dân nuôi tôm. Biết rõ điều này, nhưng nông dân vẫn không lắp lồng bảo hiểm và thực hiện các quy định về an toàn công nghiệp. Tai nạn xảy ra khi anh loay hoay với chiếc máy nổ Đông Phong kéo giàn cánh quạt sục khí nuôi tôm. Do vướng tay áo vào trục quay, chiếc máy đã hút anh vào vòng tua xoay tròn

23/10/2011
Nuôi Cua Xen Canh Với Tôm Sú Nuôi Cua Xen Canh Với Tôm Sú

Nghề nuôi tôm sú thời gian qua cũng trải qua lắm thăng trầm do ảnh hưởng của thời tiết, nguồn nước ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh liên tục, giá thuốc, thức ăn tăng cao, giá sản phẩm lên xuống thất thường. Nhiều hộ dân do thất thu tôm nhiều năm phải bán đất hay sản xuất cầm chừng hoặc chuyển sang nuôi một số đối tượng thủy sản khác

25/10/2011
Giá Cao Su Tăng Mạnh Vì Trận Giá Cao Su Tăng Mạnh Vì Trận "Đại Hồng Thủy" Ở Thái Lan

Cơn "đại hồng thủy" lịch sử kéo dài đã vài tháng nay tại Thái Lan - nhà sản xuất cao su hàng đầu thế giới, đã giáng một đòn nặng vào nguồn cung nguyên liệu chiến lược này và đẩy giá cao su thế giới lên cao trong tuần qua

31/10/2011
Thành Lập Nghiệp Đoàn Nghề Cá Ở Bình Thuận Thành Lập Nghiệp Đoàn Nghề Cá Ở Bình Thuận

Tại buổi lễ, 121 đoàn viên của Nghiệp đoàn đã được trao thẻ đoàn viên và gắn huy hiệu Công đoàn Việt Nam. Ban chấp hành Nghiệp đoàn lâm thời gồm 7 người, ông Nguyễn Hùng Hoàng được chỉ định làm chủ tịch Ban chấp hành lâm thời Nghiệp đoàn

11/11/2011
Trồng Rau Muống An Toàn Tại Quận 12 Trồng Rau Muống An Toàn Tại Quận 12

Rau muống được dùng trong bữa ăn gia đình Việt Nam đã có từ rất lâu , nhưng hiện nay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan, sử dụng chất tăng trưởng cho cây trong các hộ trồng rau ngày càng phổ biến, vì thế người tiêu dùng sử dụng rau rất lo ngại cho sức khỏe bản thân và gia đình

17/11/2011