Diện tích trồng quýt đường, cam tăng gần 1.000ha
Theo đánh giá của ngành chuyên môn huyện Lai Vung, diện tích trồng quýt hồng ngày càng thu hẹp do một số vùng đất không còn phù hợp; diện tích trồng quýt đường, cam ngày càng mở rộng do đặc tính dễ trồng, phù hợp ở nhiều vùng đất, thời gian sinh trưởng nhanh, năng suất, hiệu quả cao. Riêng cây nhãn do ảnh hưởng của dịch bệnh chổi rồng nên nhiều diện tích được chuyển đổi sang cây trồng khác.
Trước tình hình diện tích vườn cây ăn trái tăng đáng kể, nhất là quýt đường và cam các loại, tăng gần 1.000ha, lãnh đạo huyện Lai Vung yêu cầu ngành chuyên môn rà soát kỹ và lập lại quy hoạch, đề nghị về trên điều chỉnh quy hoạch vườn cây ăn trái phù hợp thực tế. Vấn đề quan trọng là tuyên truyền, vận động nông dân phát triển vườn cây ăn trái không chạy theo số lượng mà cần tập trung nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và vươn ra nước ngoài, từ đó nhà vườn mới thu được hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm
Ông Đặng Đình Thông, xóm 1, xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, nhờ giống ngô mới mà 5 sào ngô gia đình ông thu được hơn 20 triệu đồng, trừ chi phí giống, vật tư, công lao động còn lãi 12 triệu đồng.
UBND tỉnh vừa phê duyệt Quy hoạch sản xuất, chế biến và lưu thông muối tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Đây là 1 trong 3 mô hình nằm trong dự án CRSD được thực hiện trên địa bàn huyện này nhằm góp phần tái tạo nguồn sò huyết đặc sản đã bị khai thác cạn kiệt ở đầm Ô Loan.
Giống lúa ĐS1, Akita Komachi và Hananomai có nguồn gốc từ Nhật Bản trồng trên cánh đồng của huyện Tây Hòa, Đông Hòa và miền núi Sông Hinh. Đây là vụ đầu tiên đưa vào sản xuất mô hình lúa giống chất lượng tốt, qua đó tuyển chọn giống phù hợp để triển khai sản xuất đại trà nhằm xây dựng thương hiệu cánh đồng lúa Tuy Hòa chất lượng cao.
Theo dự báo năm nay, tình hình khô hạn sẽ diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra, Sở NN&PTNT khuyến cáo nông dân huyện Thuận Nam tạm ngưng sản xuất vụ hè-thu năm 2014.