Phát triển nuôi đa dạng thủy sản

Cụ thể, từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã thả nuôi khoảng 477ha, trong đó nuôi cá tra công nghiệp ven bãi bồi gần 60ha, tập trung ở 3 xã Lục Sĩ Thành, Phú Thành, Tích Thiện.
Nuôi cá mương vườn theo hình thức bán thâm canh chiếm trên 400ha, ở các xã Hòa Bình, Nhơn Bình, Xuân Hiệp, Thới Hòa... Đối tượng được chọn nuôi nhiều là cá chép, tai tượng, rô phi, cá trê, cá lóc... Sản lượng trung bình ước đạt 4 - 8 tấn/ha/vụ.
Ngoài ra, người dân còn nuôi trong vèo, nuôi xen ruộng lúa cũng cho hiệu quả cao. Huyện đang tiếp tục triển khai mô hình thủy sản mới như nuôi cá bông lau, cá trê vàng.
Có thể bạn quan tâm

Không còn giữ lối chăn nuôi theo tập quán lạc hậu, tự cung tự cấp như những năm trước, giờ đây, phần lớn nông dân ở xã Cam Thanh, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã đổi mới tư duy, chú trọng phát triển chăn nuôi theo mô hình tập trung, đầu tư con giống chất lượng, chuồng trại bài bản.

Còn tại phường 12, theo thống kê sơ bộ đã có 3 sào nhà kính đang trồng hoa bị gió lốc đánh sập, hơn 6ha hoa các loại của khoảng 60 hộ dân dọc theo hai bên suối bị nhấn chìm trong nước, làm thất thu nặng. Theo UBND phường 12, ước thiệt hại ban đầu phải trên 1 tỷ đồng.

Trồng ớt chỉ thiên không tốn nhiều công chăm sóc, cây ớt có thể thu hoạch trái suốt năm. Mỗi công đất trồng ớt, nông dân có thể thu lợi nhuận trên 50 triệu đồng/năm do giá bán sản phẩm ở mức từ 20.000-60.000 đồng/kg.

Thời gian gần đây, tại các chợ ở cả miền Bắc và miền Nam đều tràn ngập các loại nấm ăn. Chưa bao giờ người tiêu dùng được mua nấm với giá rẻ như hiện nay. Tuy nhiên, nấm ngoại đang tràn vào cạnh tranh với nấm sản xuất trong nước khiến độ an toàn khó kiểm soát hơn.

Sau dưa hấu, giờ đến lượt ớt rớt giá thê thảm vì bị thị trường Trung Quốc từ chối. Nhiều hộ nông dân đang xót xa, tiếc nuối ruộng ớt sai quả nhà mình.