Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diện tích tôm lúa Mỹ Xuyên sẽ đạt trên 10.000 ha

Diện tích tôm lúa Mỹ Xuyên sẽ đạt trên 10.000 ha
Ngày đăng: 05/11/2015

Thành công này đã giúp Mỹ Xuyên duy trì quy trình luân canh tôm – lúa bền vững theo Nghị Quyết huyện ủy đề ra.

Diện tích tôm – lúa Mỹ Xuyên sẽ đạt trên 10.000 ha.

Giảm áp lực ô nhiễm môi trường ao nuôi tôm, tăng thu nhập cho nông dân, phát huy lợi thế đa dạng sinh học vùng tôm – lúa, khống chế mầm bệnh gây hại cho tôm nuôi là thế mạnh của vùng nuôi tôm nước lợ Mỹ Xuyên.

Người dân đã nhận thức được lợi ích của quy trình này vì thiệt hại tăng cao trong những năm vừa qua có nguyên nhân bỏ lúa theo tôm.

Ông Lê Văn Trọng ở xã Gia Hòa 1, cho biết: “Sau thời gian nuôi tôm kéo dài, nuôi gối vụ liên tục, mật độ nuôi dầy hơn đã làm cho môi trường nuôi tôm bị ô nhiễm, cộng với thời tiết, nguồn nước… làm cho diện tích tôm bị bệnh nhiều, gây thiệt hại cho nông dân”.

Huyện Mỹ Xuyên đã đầu tư ngân sách hơn 1,8 tỉ đồng hỗ trợ giống cho nông dân thuộc hộ nghèo, hộ chính sách ở vùng tôm – lúa để bà con có điều kiện thực hiện quy trình luân canh, nhằm hướng đến đề án “gạo thơm, tôm sạch”.

Duy trì quy trình luân canh tôm – lúa 10.000 ha thuộc vùng I là mục tiêu nhất quán của huyện để hướng đến nuôi tôm sinh thái, đảm bảo tính phát triển bền vững cho nông dân.

Ông Trần Quốc Quang, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Mỹ Xuyên, cho biết: “Để phát huy mô hình tôm – lúa, huyện Mỹ Xuyên đã thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp với mục tiêu là nâng cao giá trị hạt lúa trên nền nuôi tôm với đề án Lúa thơm – Tôm sạch.

Đề án này nhằm để phát huy giá trị của con tôm và cây lúa, duy trì mô hình tôm – lúa theo hướng bền vững”.

Sau vụ tôm nông dân huyện Mỹ Xuyên khẩn trương xuống giống vụ lúa trên nền nuôi tôm.

Kết thúc vụ nuôi tôm ở huyện Mỹ Xuyên, nông dân đã giảm được diện tích thiệt hại, nhưng do giá tôm không cao nên thu nhập của bà con giảm hơn những năm trước.

Về giá lúa có chiều hướng ở mức cao, với hơn 10.000 ha lúa lắp lại trên nền ao tôm sẽ mang lại cho nông dân Mỹ Xuyên nguồn thu nhập không nhỏ, nhưng cái lợi lớn nhất là cải thiện được môi trường ao nuôi cho vụ nuôi tôm năm sau.


Có thể bạn quan tâm

Trăn Trở Với Bước Đầu Thực Hiện Trăn Trở Với Bước Đầu Thực Hiện

Các cơ quan quản lý lẫn người nuôi cá tra vùng ĐBSCL, trong đó có Hậu Giang đang hết sức kỳ vọng vào sự đổi thay mạnh mẽ từ Nghị định 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra. Thế nhưng, quá trình triển khai thực hiện bước đầu gặp không ít khó khăn, trở ngại, nhất là định hướng người dân áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

25/11/2014
Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Nông Thôn Tái Cơ Cấu Chính Sách Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Nông Thôn Tái Cơ Cấu Chính Sách

Sau đề án tái cơ cấu của Bộ NN-PTNT, một số tỉnh, thành khu vực ĐBSCL cũng xây dựng đề án riêng. Theo các chuyên gia, cần phải có vai trò của đầu mối để tăng cường mối liên kết vùng, chứ không thể để tự mỗi địa phương làm theo ý riêng của mình.

25/11/2014
Hiệu Quả Hoạt Động Của HTX Dịch Vụ Nông Nghiệp Và Điện Năng Vân Hùng Hiệu Quả Hoạt Động Của HTX Dịch Vụ Nông Nghiệp Và Điện Năng Vân Hùng

Được thành lập năm 1998, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp và điện năng Vân Hùng (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao) có nhiệm vụ chính phục vụ sản xuất nông nghiệp, đến năm 2002 chuyển sang quản lý điện, công trình nước sạch và các khâu dịch vụ. Hiện nay HTX có 1.270 xã viên, trong đó có 39 người trực tiếp làm 7 dịch vụ: Thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, điện, vệ sinh môi trường, nước sinh hoạt.

25/11/2014
Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Và Xây Dựng Đề Án Khuyến Công Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Và Xây Dựng Đề Án Khuyến Công

Ngày 24.11, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Quảng Nam phối hợp với Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Bắc Trà My mở lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý, xây dựng đề án khuyến công cho hơn 60 học viên là cán bộ chuyên trách công tác khuyến công và cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn của huyện.

25/11/2014
Cựu Chiến Binh Vươn Lên Làm Giàu Cựu Chiến Binh Vươn Lên Làm Giàu

Đi lên từ hai bàn tay trắng, ông Cao Văn Tâm quyết chí phải làm giàu bằng chính nghề nông truyền thống của ông cha. Hằng ngày, ông tìm đọc sách báo, xem truyền hình để học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả được truyền thông giới thiệu. Sau một thời gian tìm tòi, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng, mượn thêm tiền tích góp xây dựng chuồng trại nuôi gà, kết hợp với chăn nuôi gia súc và trồng rừng.

25/11/2014