Diện tích tôm lúa Mỹ Xuyên sẽ đạt trên 10.000 ha
Thành công này đã giúp Mỹ Xuyên duy trì quy trình luân canh tôm – lúa bền vững theo Nghị Quyết huyện ủy đề ra.
Diện tích tôm – lúa Mỹ Xuyên sẽ đạt trên 10.000 ha.
Giảm áp lực ô nhiễm môi trường ao nuôi tôm, tăng thu nhập cho nông dân, phát huy lợi thế đa dạng sinh học vùng tôm – lúa, khống chế mầm bệnh gây hại cho tôm nuôi là thế mạnh của vùng nuôi tôm nước lợ Mỹ Xuyên.
Người dân đã nhận thức được lợi ích của quy trình này vì thiệt hại tăng cao trong những năm vừa qua có nguyên nhân bỏ lúa theo tôm.
Ông Lê Văn Trọng ở xã Gia Hòa 1, cho biết: “Sau thời gian nuôi tôm kéo dài, nuôi gối vụ liên tục, mật độ nuôi dầy hơn đã làm cho môi trường nuôi tôm bị ô nhiễm, cộng với thời tiết, nguồn nước… làm cho diện tích tôm bị bệnh nhiều, gây thiệt hại cho nông dân”.
Huyện Mỹ Xuyên đã đầu tư ngân sách hơn 1,8 tỉ đồng hỗ trợ giống cho nông dân thuộc hộ nghèo, hộ chính sách ở vùng tôm – lúa để bà con có điều kiện thực hiện quy trình luân canh, nhằm hướng đến đề án “gạo thơm, tôm sạch”.
Duy trì quy trình luân canh tôm – lúa 10.000 ha thuộc vùng I là mục tiêu nhất quán của huyện để hướng đến nuôi tôm sinh thái, đảm bảo tính phát triển bền vững cho nông dân.
Ông Trần Quốc Quang, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Mỹ Xuyên, cho biết: “Để phát huy mô hình tôm – lúa, huyện Mỹ Xuyên đã thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp với mục tiêu là nâng cao giá trị hạt lúa trên nền nuôi tôm với đề án Lúa thơm – Tôm sạch.
Đề án này nhằm để phát huy giá trị của con tôm và cây lúa, duy trì mô hình tôm – lúa theo hướng bền vững”.
Sau vụ tôm nông dân huyện Mỹ Xuyên khẩn trương xuống giống vụ lúa trên nền nuôi tôm.
Kết thúc vụ nuôi tôm ở huyện Mỹ Xuyên, nông dân đã giảm được diện tích thiệt hại, nhưng do giá tôm không cao nên thu nhập của bà con giảm hơn những năm trước.
Về giá lúa có chiều hướng ở mức cao, với hơn 10.000 ha lúa lắp lại trên nền ao tôm sẽ mang lại cho nông dân Mỹ Xuyên nguồn thu nhập không nhỏ, nhưng cái lợi lớn nhất là cải thiện được môi trường ao nuôi cho vụ nuôi tôm năm sau.
Related news
Trước đó, năm 2011, 2012, Trung tâm KNKN cũng đã thực hiện thành công mô hình nuôi cá bống bớp thương phẩm trong ao đất tại phường Đức Ninh Đông (Đồng Hới) và xã Hạ Trạch (Bố Trạch) mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
Dự án hiện còn rất nhiều nội dung cần nghiên cứu, khảo nghiệm, tiếp tục tiến hành trong thời gian tới. Tuy nhiên, những thành công bước đầu trong việc ương, nuôi cá chình hứa hẹn mở ra triển vọng cho nghề nuôi cá chình trên địa bàn cả nước.
Tại chợ thị trấn An Châu (Châu Thành - An Giang), bạn hàng bán nhiều cá lau kiếng do ngư dân đánh bắt. Hiện, loại cá này có giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg được nhiều người dân tiêu thụ trong chế biến các món ăn. Theo các ngư dân, năm nay, loại cá này xuất hiện khá nhiều, nhất là tại các chà chất trên sông, rạch.
Hiện nay, nông dân huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đang thu hoạch cá rô đầu vuông, giá bán cho thương lái 29.000 đồng/kg, tăng 6.000-7.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm rồi. Với mức giá trên, người nuôi có thu nhập khoảng 700-800 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, số lượng hầm nuôi trong huyện không nhiều.
Cứ mỗi mùa se se gió bấc, khi những cây me chua đất và những nương trồng ném (còn được gọi là hành tăm) đã lên xanh tốt, thì cũng là lúc vào mùa cá cháo (hay còn gọi là cá khoai). Vụ cá cháo năm nay được mùa, những chiếc thuyền nan đầy ắp cá cập bờ, mang lại niềm vui cho nhiều ngư dân vùng bãi ngang Quảng Trị.