Diện Tích Tiêu Chết Vì Bị Bệnh Tăng Nhanh

Theo số liệu tổng hợp của Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật (Trung tâm Bảo vệ Thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hồ tiêu toàn tỉnh Bình Phước hiện có 11.600 ha, tăng hơn 1.000 ha so năm 2013. Tuy nhiên diện tích tiêu chết vì bệnh đang tăng nhanh. Sâu bệnh gây hại chủ yếu trên hồ tiêu là tuyến trùng với 976 ha, rệp sáp là 393 ha.
Chết nhanh, chết chậm được coi là bệnh nan y với cây tiêu đang gia tăng so với năm 2013. Cụ thể, đến ngày 15-9, bệnh chết chậm gây hại 774 ha, trong đó mức độ nhẹ 556 ha, mức độ trung bình 218 ha; bệnh chết nhanh có 347 ha. Đứng đầu là thị xã Bình Long với 650 ha bị nhiễm bệnh chết chậm, trong đó 447 ha ở mức độ nhẹ, 203 ha mức trung bình; 238 ha nhiễm bệnh chết nhanh (159 ha nhẹ và 79 ha mức trung bình).
Bệnh chết nhanh chỉ sau 2 tuần là chết nọc do nấm tấn công bộ rễ làm cây héo nhanh, người trồng tiêu không thể cứu chữa dẫn đến thiệt hại cả vườn. Bệnh chết chậm do nhiều loại nấm tấn công, cây có biểu hiện vàng lá, sinh trưởng kém nhưng không làm tiêu chết ngay mà giảm năng suất.
Kỹ sư Lê Thúc Long, Trưởng phòng Bảo vệ thực vật (Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật) cho biết: Nguyên nhân gia tăng bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu là do nông dân nóng lòng chuyển đổi cây trồng, không lựa chọn nguồn giống bảo đảm.
Giống có thể nhiễm bệnh trước khi trồng. Nhiều hộ trồng trên đất không phù hợp, bị ngập úng dẫn đến gây hại cho cây tiêu. Thời tiết thay đổi, mưa nhiều, mưa dầm, độ ẩm tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại nấm bệnh gây hại, trong đó có nấm Phytopthora và Fusarium gây nên bệnh chết nhanh và chết chậm.
Kỹ sư Lê Thúc Long cho biết thêm: Người trồng tiêu thiếu kinh nghiệm trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm; lạm dụng bón phân cả trong mùa mưa dẫn đến cây bị “ngộ độc” phân bón do dư thừa đạm...
Để phòng trừ bệnh chết nhanh phải sử dụng phương pháp tổng hợp: Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sâu bệnh sớm; vườn tiêu phải luôn được thông thoáng, chăm sóc đúng quy trình theo phương pháp tăng lượng phân bón hữu cơ, kiểm soát nấm Phytophthora trên cây tiêu; trị dứt điểm rệp sáp, mối, tuyến trùng; không bón phân, làm cỏ bồn trong mùa mưa để hạn chế làm tổn thương bộ rễ khiến nấm bệnh phát triển; bón phân cân đối, đặc biệt giữa đạm và kali, chú ý bổ sung các chất trung và vi lượng.
Khi vườn tiêu có trụ bị bệnh cần lấy vôi bột rải quanh vườn, rải nhiều quanh cây bị bệnh. Phun một trong các loại thuốc: Acrobat MZ 90/600WP, Alpine 80WP, Ridomil Gold 68 WP…
Từ giữa năm 2014, giá tiêu liên tục tăng cao và hiện đang ở mức trên 200 ngàn đồng/kg với tiêu có dung lượng trên 500g/1-SAQ. Đây cũng là giá cao nhất từ trước đến nay.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện cây ăn trái miền Nam, hiện hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc đang có những chính sách khuyến khích người dân trồng thanh long trên diện tích lớn và điều này có thể ảnh hưởng đến thanh long của Việt Nam xuất khẩu qua thị trường này trong vài năm tới.

Theo số liệu thống kê của Bộ NN-PTNT, hiện cả nước mới chỉ tận dụng được hơn 10% diện tích ruộng trũng có thể kết hợp nuôi thủy sản theo hình thức cá - lúa kết hợp. Trước tiềm năng lớn để nuôi thủy sản đang bỏ ngỏ, Bộ NN-PTNT đã phê duyệt dự án phát triển mô hình cá - lúa trên cả nước do Trung tâm KNQG thực hiện từ năm 2012 - 2014, bước đầu khẳng định hiệu quả.

Không khí đón Xuân Quý Tỵ 2013 của làng biển xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) không còn nhộn nhịp như mọi năm. Vì năm nay, biển mất mùa tôm hùm giống, ngư dân trong xã gặp rất nhiều khó khăn.

Theo kế hoạch năm 2013, nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) sẽ tăng diện tích nuôi tôm càng xanh lên 1.000ha, ước sản lượng đạt 1.700 tấn và sẽ tiếp tục chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cho người nuôi.

Thời gian qua, bà con nông dân xã Phước Hưng (huyện Long Điền - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, mùa vụ để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, người dân ở xã Phước Hưng đã khai thác có hiệu quả hơn quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn.