Xây Dựng Mô Hình Nuôi Ngựa Sinh Sản Tại Huyện Văn Bàn
Thông qua Hội nông dân Lào Cai, Trung ương Hội nông dân Việt Nam vừa đầu tư cho vay 300 triệu đồng để xây dựng mô hình nuôi ngựa sinh sản thí điểm tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn.
Việc thực hiện được giao cho Hội nông dân huyện Văn Bàn chủ trì; bước đầu đã lựa chọn mua 20 con ngựa giống tại các xã Dần Thàng, Nậm Chày và huyện Than Uyên (Lai Châu) và chuyển giao cho 10 hộ dân đăng ký tham gia chăn nuôi.
Đây là giống ngựa địa phương có nhiều ưu điểm, như khả năng kháng bệnh tốt, chân một guốc, ngựa thịt có thị trường tiêu thụ thuận lợi và có giá trị kinh tế cao. Sau 2 tháng triển khai, số lượng đàn ngựa đã tăng thêm 2 con.
Để thực hiện dự án có kết quả, cán bộ Hội nông dân sẽ hướng dẫn người dân kỹ thuật chăn nuôi, phương pháp phòng bệnh cho ngựa, sau thời hạn 3 năm hộ chăn nuôi sẽ hoàn trả nguồn vốn vay, mức lãi suất hàng tháng là 0,8%, hộ vay vốn trả tiền lãi suất hàng quý.
Xã Dương Quỳ có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển đàn đại gia súc với đồng cỏ rộng, nhưng hiện xã chủ yếu phát triển đàn trâu với 1.620 con, đàn ngựa hiện chỉ có 24 con.
Có thể bạn quan tâm
Australia là một trong những nước có mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người tăng từ 10kg/năm vào những năm 1990 lên khoảng 25kg/năm hiện nay. Tuy nhiên, mức tiêu thụ bình quân này vẫn còn thiếu 40% so với khuyến cáo của các tổ chức về sức khoẻ của nước này, nên, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của Australia sẽ còn tăng hơn nữa.
Cùng với đó, một số hộ dân trong xã đã có sẵn chuồng trại và kinh nghiệm chăn nuôi dê. Trên thực tế, chăn nuôi dê đã phát triển ở xã từ khoảng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, do chưa được quy hoạch cụ thể về vùng chăn nuôi, đa số các hộ đều nuôi dê tự phát và chăn thả tự do ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp. Thêm vào đó, để bắt đầu nuôi dê cần khá nhiều vốn vì giá dê giống luôn ở mức khá cao, một con dê sinh sản nặng 30kg có giá khoảng 3-4 triệu đồng.
Đưa chúng tôi đi thăm khu trang trại, ông Ngọc vui vẻ cho biết, đối với ông, nuôi hươu, nai không phải là mới mẻ. Từ năm 2000, nhà ông đã nuôi hươu, nai rồi, nhưng lúc đó do điều kiện kinh tế eo hẹp nên chỉ nuôi được 4 con hươu, nai để tận dụng diện tích 2ha đất đồi của nhà. Qua quá trình nuôi, ông nhận thấy 2 loài động vật này phát triển tốt, ổn định và phù hợp với điều kiện khí hậu ở đây.
Cách ngã tư Ga (Q.12) khoảng 2 km, đi qua những con đường ngoằn ngoèo nhưng khi hỏi thăm thông tin về trại nuôi chó Phú Quốc của anh Tưởng Văn Quý thì rất nhiều người biết. Không những nổi tiếng ở địa phương mà tiếng lành đồn xa đến nhiều tỉnh thành trong cả nước với nghề nuôi chó Phú Quốc của chàng trai trẻ có biệt danh “Quý khuyển”.
Phương pháp sạ hàng lúa bằng máy kéo tay là một tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp đang được nhân rộng ở huyện Cái Bè (Tiền Giang). Hiện toàn huyện có 120.000 máy sạ hàng, đáp ứng nhu cầu xuống giống cho hơn 98% diện tích lúa Hè thu.