Bấp Bênh Nghề Nuôi Thỏ
Trong những năm gần đây, tại Tây Ninh, nhiều người dân đổ xô mua thỏ về nuôi, kiếm thêm thu nhập. Thời điểm cách đây chừng 5 năm, thỏ có giá, nhiều gia đình có lãi lớn khi nuôi thỏ.
Hộ ít nhất cũng dư được 3 triệu đồng, hộ nhiều nhất cũng vài chục triệu đồng mỗi tháng. Thế nhưng, hiện nay, nghề nuôi thỏ đang rất bấp bênh về thị trường, giá cả lên xuống thất thường, khiến người nuôi lao đao.
Trại chăn nuôi thỏ “Ba Căn” quy mô lớn ở xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, từng được người dân tỉnh Tây Ninh biết đến về lợi nhuận cũng như số lượng đàn thỏ. Lúc cao điểm cách đây 5 năm, trại này có khoảng 500 con thỏ lớn nhỏ. Khi có giá, chủ trang trại có thu nhập khá từ nghề nuôi thỏ giống và thỏ thịt.
Nhưng hiện nay, trại đã thu hẹp quy mô nuôi, từ 500 con ban đầu, giờ giảm còn 300 con, và dự tính, nếu thời gian tới, giá cả thị trường thất thường như hiện nay thì trang trại thỏ “Ba Căn” cũng sẽ giảm dần số lượng. Bây giờ, thu nhập của trang trại thỏ quy mô lớn này cũng chỉ được 3 triệu đồng mỗi tháng.
Ông Nguyễn Văn Căn, chủ trang trại thỏ “Ba Căn”, cho biết: Khó khăn lớn nhất của người nuôi thỏ là đầu ra, giá cả không ổn định, người nuôi không nắm bắt được thị trường, lúc lên lúc xuống, nên không chủ động được con giống khiến nông dân lo ngại không dám đầu tư nuôi…
Những năm trước đây, giá 1kg thỏ thịt khoảng 100.000 đồng, nhưng hiện nay giảm chỉ còn 60.000 đồng/kg. Một cặp thỏ giống bố mẹ, trước kia khoảng 600.000 đồng, giờ còn 400.000 đồng; 1 cặp thỏ giống con, lúc trước, bán tệ nhất cũng được 200.000 đồng, nhưng hiện giảm còn một nửa, mà lại ít có người đến mua. Một con thỏ, nuôi từ lúc nhỏ đến khi bán thịt cũng phải mất 4 tháng. Dù tiết kiệm, nhưng với lượng đàn 300 con, mỗi tháng, trại thỏ Ba Căn cũng phải tốn chừng 2 triệu đồng tiền thức ăn, thuốc men cho thỏ.
Theo tính toán của người nuôi, với giá bán 50.000 đồng/1kg thỏ thịt, người nuôi chắc chắn bị lỗ, dù cho thỏ ăn với thức ăn tiết kiệm như thế nào.
Anh Nguyễn Ngọc Sáng, người nuôi thỏ tại khu phố 5, phường 1, thị xã Tây Ninh cho biết cách giảm giá thành đầu vào khi nuôi thỏ: “Nếu có nhà đất rộng, nên trồng rau cho thỏ ăn. Nuôi bằng rau xanh thì sẽ có lợi nhiều hơn. Gặp lúc thị trường hút, thì bổ sung thức ăn tinh để thúc cho thỏ mau lớn; còn nếu thị trường đọng hàng nên để thỏ ăn rau xanh, vừa tiết kiệm để cầm cự, chờ giá lên”.
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến người nuôi thỏ tại Tây Ninh rơi vào cảnh khó khăn và không cạnh tranh được với những nơi khác, là số lượng cung ứng thỏ cho thị trường chưa ổn định. Khi giá cả lên họ lập tức tăng đàn; còn khi giá cả xuống cũng ngay lập tức giảm đàn.
Tình trạng này dẫn đến việc thương lái nhanh chóng chuyển sang mua thỏ ở những địa phương khác có số lượng hàng ổn định hơn, khiến người nuôi thỏ tại Tây Ninh thua thiệt trong cạnh tranh với người nuôi thỏ ở các tỉnh bạn.
Có thể bạn quan tâm
Xã Tân Tiến là một trong những địa phương có đất bị nhiễm phèn nhiều của thành phố Vị Thanh (Hậu Giang). Do đó, đa phần người dân nơi đây sản xuất tập trung vào cây mía và khóm, riêng diện tích trồng mía toàn xã là 1.019ha, chiếm khoảng 60% so với các loại cây trồng khác trên địa bàn và tập trung chủ yếu ở ấp Mỹ Hiệp 2 và 3, Tư Sáng, Thạnh Quới 1.
Được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Thú y phối hợp với Ban Bệnh học thủy sản và Cộng đồng thủy sản châu Á tổ chức Hội nghị lần thứ 9 về bệnh trong nuôi trồng thủy sản khu vực châu Á (DAA9).
Nông dân thu hoạch cá lóc nuôi trong vèo mùa lũ ở TP Cần Thơ đang phấn khởi do cá bán được giá cao hơn từ 8.000 - 9.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Hiện giá cá lóc nuôi được thương lái đến tận nhà dân thu mua ở mức 35.000 - 36.000 đồng/kg (cá lóc có trọng lượng từ 200gram/con trở lên). Với giá bán này, người nuôi cá có thể đạt mức lời trên 5.000 đồng/kg cá lóc thương phẩm.
Những năm trước đây, để tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất sản xuất, nông dân An Hòa Tây đã đầu tư trồng xen các loại rau màu trong diện tích hành tím, chủ yếu là cải xà lách trắng lấy hạt. Khi hành tím trồng được 30 ngày, nông dân trồng xen cải xà lách.
Từ năm 2005 đến nay, tỉnh Tây Ninh đã chi ngân sách gần 5 tỷ đồng để mua và thả bổ sung xuống hồ Dầu Tiếng gần 9 triệu con cá giống các loại, góp phần cải tạo môi trường nước, tăng sản lượng khai thác thủy sản, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho hơn 1.000 lao động sống ven hồ.