10 Bước Quản Lý Tốt Sức Khỏe Cho Tôm
1. Hàng ngày: ghi chép đầy đủ những hiện tượng không bình thường của tôm và số lượng tôm bệnh hoặc chết ở gần bờ. Cần vớt số tôm chết lên và chôn chúng ở một nơi cách xa các ao tôm.
2. Hàng tuần: bắt lấy 10 con tôm để kiểm tra xem vỏ hoặc mang của tôm có bị bẩn không. Nếu có, nên rắc thức ăn ra xa hơn và lấy lưới mắt nhỏ hoặc dùng tay để vớt tảo ở đáy ao hoặc tảo nổi trên mặt nước. Sau đó thay 15 – 20 cm nước rồi rải đều bột đá xuống ao theo mức từ 200 – 300 kg cho 1 ha ao.
3. Nếu không thấy có tôm bệnh và sau khi thả tôm giống được 3 – 4 tuần mà tôm vẫn bơi quanh bờ ao, cần kiểm tra lớp đất ở đáy ao xem có màu đen hoặc có tảo không. Nếu có, vớt sạch tảo từ đáy ao, giảm lượng thức ăn và thay 15 – 20 cm nước rồi rải đều bột đá xuống ao theo mức từ 200 – 300 kg cho một ha ao. Nếu đáy ao bình thường, tăng thêm một ít thức ăn.
4. Nếu tôm có bệnh hay tôm chết ở bờ ao, hoặc thấy tôm bị nhiễm bệnh phân trắng, cần kiểm tra xem vỏ hoặc mang tôm có bẩn không. Nếu có, không nên dùng thuốc để xử lý mà cần giảm lượng thức ăn cho tôm và thay 15 – 20 cm nước. Sau đó rải đều bột đá xuống nước theo mức từ 200 – 300 kg cho 1 ha ao.
5. Nếu sau bước thứ 4 mà vẫn thấy nhiều tôm bệnh hoặc tôm chết trong hai ngày liên tiếp, hãy dùng vó sạch và khô để vớt tôm. Nếu thấy hơn 50% tôm không ăn, cần xem xét thu hoạch.
6. Nếu tôm bệnh hoặc tôm chết không được tháo nước ao và thông báo cho các chủ ao khác xung quanh biết. Nếu tôm bệnh hoặc tôm chết trong hai ngày liên tiếp, hãy thu hoạch tôm ngay nhưng không được tháo nước ao. Nếu số tôm chết giảm dần và ngừng hẳn trong vòng 10 ngày, có thể tiến hành thay nước ao.
7. Nếu thấy tôm bệnh hoặc tôm chết sau khi trời mưa và đất ao có chất phèn, lập tức bón thêm vôi bột cho ao (100 – 200 kg/ha) và rắc vôi quanh bờ ao. Cần hỏi ı kiến cán bộ khuyến ngư để đo độ pH và độ mặn của nước xem có cần bổ sung quanh bờ ao trước khi mưa.
8. Không chuyển tôm hoặc nước từ ao bệnh sang các ao khác.
9. Nếu thấy tôm bơi quanh bờ ao vào buổi sáng sớm, cần thay ngay 15 – 20 cm nước, giảm lượng thức ăn và tăng cường quạt nước.
10. Nếu thấy tôm bệnh hoặc chết trong quá trình nuôi hãy đọc kỹ những bước trên để đề phòng các vấn đề xảy ra trong vụ nuôi tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi nhằm đa dạng hóa sản phẩm nông sản, cải tạo chất lượng giống là giải pháp then chốt để hiệu quả sản xuất tăng lên. Trung Tâm giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng là đơn vị góp phần cải tạo chất lượng giống vật nuôi để cung ứng cho như cầu phát triển của địa phương.
Thành công từ mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại xã Tam Quan Nam và thị trấn Tam Quan đã tháo gỡ được nỗi lo của người nuôi tôm, góp phần khôi phục lại môi trường nuôi trồng thủy sản, vừa mở ra hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây.
Cụ thể, loại tôm sú cỡ 40 con/kg được bán với giá 175 - 185 ngàn đồng/kg, tôm sú loại 30 con/kg có giá 205 - 215 ngàn đồng/kg; tôm thẻ chân trắng loại 60 con/kg có giá 130 - 140 ngàn đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg cũng được bán với giá 100 - 110 ngàn đồng/kg.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 50 tấn hóa chất sát trùng Chlorine thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.
Mô hình nuôi bò sữa ở phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ hiện đang được nhiều hộ dân tham gia do thu nhập ổn định, giải quyết việc làm nhàn rỗi cho bà con. Đặc biệt, từ khi Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi bò sữa Long Hòa ra đời, bà con càng yên tâm đầu ra sản phẩm luôn được đảm bảo.