Tăng Cường Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Tôm Ở Ninh Hải (Ninh Thuận)

Vụ hè-thu năm 2013, huyện Ninh Hải dự kiến thả nuôi khoảng 500 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tập trung chủ yếu ở vùng Đầm Nại.
Nhằm duy trì và đảm bảo cho nuôi trồng thủy sản ổn định, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai gây nên, huyện Ninh Hải tiến hành kiểm soát chặt chẽ tôm giống; kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch các lô tôm giống của các cơ sở sản xuất giống; lấy mẫu xét nghiệm các bệnh trong danh mục; thực hiện kế hoạch thu mẫu định kỳ, đột xuất để giám sát các bệnh nguy hiểm như bệnh đốm trắng, hội chứng Taura, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô, bệnh hoại tử cơ…
Ngoài ra huyện khuyến cáo người nuôi trồng thủy sản thả giống tôm nuôi tuân thủ theo lịch thời vụ; chỉ sử dụng con giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng; thường xuyên tổ chức phun thuốc tiêu độc khử trùng ao đìa nhằm tiêu diệt mầm bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Từ nguồn vốn Chương trình 30a, cơ quan chức năng đã chọn hộ ông Lê Xuân Dũng (ở thôn Minh Xuân, xã Long Mai, huyện Minh Long, Quảng Ngãi) để hỗ trợ triển khai thí điểm mô hình nuôi cá thác lác cườm.

Ớt là loài cây gia vị được nông dân trồng rộng rải trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Đối với nhiều người nếu bữa ăn thiếu ớt sẽ thiếu sự ngon miệng. Theo các nhà khoa học, nếu sử dụng liều lượng vừa phải, ớt giúp tiêu hoá tốt, bổ sung vitamin có lợi cho cơ thể. Hàng ngàn hộ nông dân Ninh Thuận trồng ớt góp phần giảm nghèo bền vững.

Phong trào nuôi cá lúa vụ 3 trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm qua đạt kết quả rất khả quan. Ngoài hiệu quả về kinh tế, nâng cao đời sống cho người nông dân, còn làm tăng độ phì nhiêu cho đất và giảm chi phí cải tạo đất, phân bón cho vụ Đông Xuân tiếp theo. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có.

Để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của xã Hương Sơn và của huyện Quang Bình trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn thì yếu tố con giống và kỹ thuật nuôi đóng vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất, sản lượng

Phước Trung là xã vùng cao thuộc huyện Bác Ái. Toàn xã có 542 hộ, với 2.408 khẩu, sinh sống ở 4 thôn: Đồng Dày, Rã Trên, Rã Giữa và Tham Dú, cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Để tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất, Nhà nước đã đầu tư xây dựng trên địa bàn một số công trình thủy lợi, tiêu biểu như: Hồ chứa nước Phước Trung, đập Ô Căm.