Điện Phước về đích đúng hẹn
Nhờ đó, Điện Phước đã về đích đúng hẹn” - ông Huỳnh Đức Hồng - Bí thư Đảng ủy xã Điện Phước (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) cho biết.
Dân hiến 50.000m2 đất
Ông Huỳnh Đức Hồng – Bí thư Đảng ủy xã Điện Phước cho biết:
“Triển khai xây dựng NTM, Đảng ủy, UBND xã đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến từng cán bộ, người dân để họ hiểu rõ xây dựng NTM là đem lại cuộc sống ấm no, làng xã văn minh hiện đại hơn.
Nhờ nhận thức đúng đắn này, cán bộ và nhân dân Điện Phước đã vào cuộc nhanh chóng, quyết liệt, dần hoàn thành các tiêu chí NTM”.
Theo ông Trần Văn Định – Chủ tịch UBND xã, 5 năm qua, nhân dân địa phương đã hiến gần 50.000m2 đất và hàng ngàn ngày công lao động.
Đặc biệt, doanh nghiệp, con em xa quê và bà con đã đóng góp gần 56 tỷ đồng (trong tổng số vốn huy động 125,5 tỷ đồng) để làm đường nông thôn, kênh mương, nhà văn hóa, cầu…
Sự đóng góp của người dân hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện, ai có gì góp đó, vì vậy bà con rất vui vẻ, thi đua nhau tạo thành phong trào sôi nổi ở địa phương.
Ông Đào Nhân - Trưởng thôn Nông Sơn 1 chia sẻ: “Chỉ từ đầu năm đến nay, nhân dân trong thôn đã hiến 5.000m2 đất, góp gần 500 ngày công và 500.000 đồng/hộ để xây dựng nhà văn hóa, làm 1,6km đường nội đồng”.
Vựa lúa giống của tỉnh
" Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của xã Điện Phước đạt 15 triệu đồng, đến nay đã tăng lên trên 27 triệu đồng/ người/năm; hộ nghèo giảm còn 3,9%, Điện Phước đã được công nhận là xã NTM.
Đây là thành quả bước đầu để địa phương tiếp tục phát triển.
Chúng tôi sẽ không “ngủ quên” trên thành tích đạt được, mà tiếp tục gìn giữ và nâng cao chất lượng các tiêu chí để sự ấm no bình yên này bền vững hơn...” . Ông Huỳnh Đức Hồng- Bí thư Đảng ủy xã Điện Phước
Ông Trần Văn Định cho biết thêm, nhờ sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư, diện mạo Điện Phước đã đổi thay nhanh chóng.
Từ một xã nghèo, hạ tầng hạn chế, đến nay 100% đường giao thông liên xã, đường thôn – xóm đã được trải bê tông, hệ thống trường học, trạm y tế được đầu tư đạt chuẩn, 10/10 thôn có nhà văn hóa – nhà sinh hoạt thôn khang trang…
“Cùng với đầu tư phát triển hạ tầng, Đảng ủy, UBND xã xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân luôn là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt chương trình xây dựng NTM.
Vì thế, chúng tôi lấy nông nghiệp làm nền tảng thúc đẩy kinh tế phát triển, nhằm làm thay đổi cơ bản bộ mặt ở nông thôn.
Ngoài việc đưa những cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, địa phương chú trọng đến việc tập huấn, chuyển giao KHKT cho nông dân; đặc biệt quan tâm đến đầu tư hạ tầng nông nghiệp, quy hoạch và chỉnh trang đồng ruộng để hình thành những vùng sản xuất chuyên canh tập trung, cánh đồng mẫu lớn...” - ông Định nói.
Sau khi dồn điền đổi thửa, xã đã xây dựng được gần 300ha sản xuất lúa giống, lúa chất lượng, trở thành địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về sản xuất lúa giống, với giá trị thu nhập bình quân 95 – 100 triệu đồng/ha/năm, cao gấp đôi so với sản xuất lúa thường.
Từ năm 2011 trở lại đây, Điện Phước cũng rất thành công trong việc xây dựng các vùng chuyên canh cây đậu phụng, bắp, ớt, đậu xanh, dưa hấu...
với diện tích khoảng 220ha,, bình quân thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm.
Ông Thái Đình Trúc – Trưởng thôn La Hòa cho biết, cùng những ngành nghề khác, nhờ vào sản xuất lúa giống mà đời sống nhân dân của thôn đã có nhiều thay đổi.
Bình quân mỗi năm, thôn sản xuất hơn 65ha lúa giống, thu nhập trên 100 triệu đồng/ha.
Nhờ vậy, đến nay thôn chỉ 10 hộ nghèo (chủ yếu là hộ già yếu, neo đơn).
Có thể bạn quan tâm
Những năm trước, phong trào nuôi nhím rầm rộ phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh, hàng loạt cơ sở nuôi nhím mọc lên với đủ quy mô. Ông Hà Mơ (thôn Bố Lang, xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh) là một trong những hộ tiên phong trong phong trào nuôi nhím tại địa phương này.
Như nhiều địa phương khác, ngay sau thu hoạch lúa vụ mùa, bà con nông dân xã miền núi Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), nhanh chóng bắt tay gieo trồng cây vụ đông. Trên địa bàn xã, cây vụ đông chủ lực là dưa chuột, bởi đây là loại cây năng suất, giá trị hàng hóa cao, đầu ra thuận lợi.
Đầu những năm 2000, Công ty Agropac đã đưa cây phúc bồn tử từ Pháp về trồng thành công trên vùng đất xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, rồi sau đó chuyển giao cho nông dân xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng sản xuất theo hướng công nghệ cao cho đến ngày nay.
Qua thử nghiệm ở một số địa phương cho thấy, chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, gà phát triển đồng đều, ít bị bệnh, lông tơi mượt và sạch, quản lý nuôi dưỡng đơn giản; tốc độ sinh trưởng nhanh, sau 70 ngày nuôi gà có tỷ lệ sống cao (98%), đạt 2,2 kg; khả năng sinh sản tốt, đạt từ 170-180 quả trứng/năm.
Vào mùa khô, mùa thu hoạch cá đồng, người nuôi cá lựa bắt những con cá lớn để bán, con nào còn nhỏ giữ lại để làm cá giống cho mùa sau. Khi mùa mưa đến, cá mang trứng ra môi trường tự nhiên để đẻ con. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm cả cá mẹ và cá non bị săn bắt ráo riết, nếu không có biện pháp bảo vệ kiên quyết thì nguồn lợi cá đồng sẽ cạn kiệt nhanh.