Điện Lực Bình Thuận Đồng Hành Cùng Nông Dân Trồng Thanh Long
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng điện chong đèn kích thích thanh long ra hoa trái vụ trên tỉnh Bình Thuận liên tục tăng với tốc độ cao. Trước sự tăng trưởng của phụ tải thanh long, ngoài việc nỗ lực đầu tư của ngành điện, Điện lực Bình Thuận (PC Bình Thuận) đã có nhiều chương trình hỗ trợ tích cực cho nông dân.
Thay thế đèn sợi đốt bằng đèn compact tiết kiệm năng lượng
Tính đến tháng 5/2014, điện thương phẩm của PC Bình Thuận đạt 703,510,321 kWh, tăng 9.26 % so với cùng kỳ năm 2013, đạt 43.16 % so với kế hoạch được giao năm 2014 (1.630.000.000 kWh).
Nhằm tăng thêm diện tích thắp sáng mà không thay đổi công suất thắp, giảm chi phí tiền điện, tăng lợi nhuận, Công ty Điện lực Bình Thuận giới thiệu với các hộ trồng thanh long một giải pháp hữu hiệu khác. Đó là “sử dụng đèn compact ánh sáng vàng kích thích cho cây thanh long ra hoa trái vụ” giúp nông dân trồng thanh long chủ động sản xuất trong tình hình thiếu điện hiện nay.
Chương trình hỗ trợ nông dân trồng thanh long thay đèn sợi đốt bằng đèn tiết kiệm điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) chính thức triển khai từ tháng 7/2014. Với mục đích nhằm giảm tiêu hao và lãng phí điện, ngành điện triển khai hỗ trợ nông dân thay 2 triệu bóng đèn tròn sợi đốt chong thanh long bằng đèn tiết kiệm điện trên phạm vi 3 tỉnh kể trên với tổng kinh phí hỗ trợ tương đương 20 tỷ đồng.
Để hỗ trợ nông dân một cách tốt nhất sử dụng đèn compact tiết kiệm điện, nhà nước hỗ trợ việc thu hồi bóng đèn sợi đốt người dân đang sử dụng với mức giá hỗ trợ tương đương với giá thị trường là 4.000 đồng/bóng và chịu mọi chi phí đăng ký, điều hành, tiêu hủy đèn tròn theo đúng quy định bảo vệ môi trường; hỗ trợ vật tư mối nối an toàn điện có giá trị 3.000đồng/mối nối để thay cho việc dùng kim băng không an toàn như hiện nay; hỗ trợ nhân công tháo gỡ đèn tròn, lắp đặt đèn tiết kiệm điện.
Ngoài ra, nông dân tham gia chương trình còn được các nhà cung cấp giảm giá bán bóng đèn tiết kiệm điện compact 20W tối thiểu là 10% so với giá bán thực tế đối với trường hợp thanh toán chậm từ 3 - 6 tháng, hoặc giảm 15% đối với trường hợp trả tiền ngay khi mua bóng đèn. Toàn bộ chi phí hỗ trợ tương đương 30 tỷ đồng.
Hiệu quả mang lại
Khi sử dụng đèn compact, thanh long ra hoa trái vụ giữa bóng đèn compact 20W và bóng đèn sợi đốt 60W đều cho kết quả tương tự nhau. Tỷ lệ 0,5% bóng hư hỏng khi gặp sự cố như mưa, gió trong thời gian chong đèn của bóng compact 20W thấp hơn nhiều so với sử dụng bóng đèn sợi đốt 60W (tỷ lệ hư hỏng từ 2% ÷ 5%). Đồng thời sử dụng bóng đèn compact 20W làm giảm 2/3 lượng điện năng tiêu thụ, giúp giảm chi phí đầu vào, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.
Ông Mai Văn Tuyên - thôn Phú Nghĩa, xã An Cương, huyện Hàm Thuận Nam - chia sẻ: Từ khi chuyển đổi đèn sợi đốt sang chong đèn compact cho thanh long mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh khi lượng điện tiêu thụ giảm đáng kể và được nhà nước hỗ trợ rất lớn.
Ông Phan Xuân Nguyên - cán bộ PC Bình Thuận - cho biết, nếu áp dụng giải pháp trên cho toàn bộ diện tích trồng thanh long trên địa bàn (khoảng 25.000 ha) và hệ số sử dụng là 0,7 thì sử đụng đèn compact thay đèn tròn sợi đốt hàng năm sẽ tiết kiệm được 13.1258400 kWh, với giá điện như hiện nay là 1.464,9 đ/kWh thì số tiền tiết kiệm được mỗi năm khoảng 1280,1 tỷ đồng.
Related news
Ngày 17/8, hơn 110 đại biểu đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT Cà Mau, các chi cục trực thuộc, Phân viện Nuôi trồng thuỷ sản 2, phòng nông nghiệp các huyện, 9 hợp tác xã nuôi tôm và những hộ nuôi tôm điển hình trên địa bàn tỉnh Cà Mau dự Hội thảo “Kết nối doanh nghiệp với người nuôi tôm” do Sở NN&PTNT phối hợp với tổ chức Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện.
Thời gian vừa qua, đàn bò của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bị bệnh lở mồm long móng (LMLM). Trong khi cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tìm mọi cách để khống chế dịch bệnh thì thương lái đã tìm đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để mua bò với giá rẻ. Điều này gây thiệt đơn thiệt kép, không chỉ thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn khiến dịch bệnh lây lan.
Huyện Tuy An (Phú Yên) là địa phương có đàn bò nhiều nhất tỉnh, trong đó 71,5% là bò lai. Chăn nuôi bò đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người dân.
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt trong mùa hè tình hình thời tiết nắng nóng, hạn hán đã xảy ra nhiều nơi, nguồn nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất ngày càng cạn kiệt, một số diện tích đất sản xuất lúa phải bỏ hoang, có diện tích sau khi gieo sạ một thời gian bị thiếu nước phải cắt làm thức ăn cho trâu bò, có diện tích bị cháy khô, số diện tích còn lại cho năng suất thấp, không hiệu quả trong sản xuất…
Nông dân xã Bình Thạnh Đông (Phú Tân, An Giang) đã trồng giống mía Cuba đạt lợi nhuận cao. Nông dân Lê Văn Ựng, người trồng mía lâu năm, cho biết: “Tôi đang thu hoạch 5 công mía Cuba, với giá 5.000 đồng/cây, trừ tất cả chi phí, lời 75 triệu đồng. Trồng mía chỉ cực công lúc chăm sóc thôi, còn khi thu hoạch thì thương lái tự bẻ”.