Sản Xxuất Thử Nghiệm Một Số Cây Trồng, Vật Nuôi Ở Quần Đảo Trường Sa

Dự án “Sản xuất thử nghiệm một số cây trồng, vật nuôi ở quần đảo Trường Sa” được triển khai với 2 hạng mục chính là xây nhà kính trồng rau và nuôi thử nghiệm một số giống gia súc, gia cầm.
Từ ngày 29 - 7/6, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn sẽ đi thăm, động viên, tặng quà cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các xã đảo thuộc huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và Nhà giàn DK1.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết: Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chuyến đi này của đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT là tìm hiểu, đánh giá hiệu quả dự án “Sản xuất thử nghiệm một số cây trồng, vật nuôi ở quần đảo Trường Sa” được Bộ giao cho Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam triển khai thực hiện (2011-2014).
Từ kết quả khảo sát này, Đoàn sẽ có đề nghị với Bộ để tiếp tục hỗ trợ, nhân rộng mô hình này trên tất cả các đảo tại Trường Sa.
“Việc quan tâm, đầu tư phát triển các mô hình, dự án mới như mô hình trồng rau trong nhà kính, chuồng trại chăn nuôi tập trung là một việc làm cụ thể, thiết thực… Đây cũng là phần trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và PTNT nhằm góp phần nâng đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội, nhân dân trên đảo” – Thứ trưởng Nam khẳng định.
Dự án “Sản xuất thử nghiệm một số cây trồng, vật nuôi ở quần đảo Trường Sa” được triển khai với 2 hạng mục chính là xây nhà kính trồng rau và nuôi thử nghiệm một số giống gia súc, gia cầm.
Tháng7/2013, hai khu nhà kính trồng rau trên Đảo Song Tử Tây được xây dựng với diện tích 156 m2, trị giá khoảng hơn 600 triệu đồng từ nguồn kinh phí đầu tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tháng 8/2013, hai khu nhà này được hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã tiến hành tập huấn cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân về kỹ thuật canh tác. Qua các lứa rau đã trồng đều phát triển rất tốt, kể cả khi có gió mùa mang theo hơi nước biển; từ năm 2013 đến nay, các đảo Nam Yết trồng được trên 17.000kg rau, Sinh Tồn gần 9.400kg rau, Song Tử Tây khoảng 14.700kg rau…
Ngoài ra, các đảo này cũng trồng được nhiều loại cây ăn quả, như: đu đủ, dừa, mía, chuối… cho năng suất, chất lượng tương đương trong đất liền . Hiệu quả bước đầu của dự án đã góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân nơi đây.
Từ năm 2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã tặng đảo ba con bò giống lai Sind và khi dự án tiến hành đã cấp thêm cho đảo bốn con. Bò lai Sind là giống bò lai giữa bò Sind nhập nội và bò vàng VN nên chịu được kham khổ, vóc dáng to, nhiều thịt.
Tiến sĩ Ngô Quang Vinh - Phó viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam phấn khởi chia sẻ “Tôi khá bất ngờ vì trong điều kiện khó khăn nhưng sức sống của chúng rất mãnh liệt. Mùa khô không có cỏ tươi, chúng ăn lá khô, giấy, bìa cactông,... những thứ mà bò trong bờ hầu như chả bao giờ ăn. Vậy mà ở đây chúng vẫn khỏe, vẫn tốt, vẫn sinh sôi nảy nở. Đây là một trong những điểm thành công của dự án”.
Có thể bạn quan tâm

Cũng theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, tính đến tháng 8/2014 số lượng gia cầm giống được nhập vào Việt Nam là gần 1 triệu con, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3,29 triệu USD. Giá nhập khẩu trung bình khoảng 3,93 USD/con, tăng 0,91 USD/con so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn nhập chủ yếu từ New Zealand và Mỹ.

Dẫn chúng tôi ra thăm mô hình ở tại đồi núi Mang He, xã Sơn Bua, ông Trần Quí - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây cho biết: Đến thời điểm này, con giống đã được thả gần 1 tháng. Tuy còn quá sớm và phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác để nói đến việc thành, bại, nhưng qua kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ ban đầu và thực tế nuôi, tôi tin rằng sẽ mô hình này sẽ thành công.

Cách đây hai năm, cũng như các khu vực nuôi tôm khác trong tỉnh, nghề nuôi tôm công nghiệp tại xã Hoà Thắng (tỉnh Bình Thuận) gặp rất nhiều khó khăn, nhiều chủ cở sở nuôi đã bỏ đìa không còn thiết tha với nghề, thế nhưng trong năm 2013 nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Thắng – Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Hải Toàn cho biết: Tháng 1.2014 Hội ND xã Hải Toàn phối hợp với Công ty cổ phần Dược phẩm Traphaco thành lập Tổ hợp tác trồng và chế biến cây dược liệu (đinh lăng) Hải Toàn. Theo đó, phía công ty sẽ chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ công nghệ sấy lò hơi và cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn 10% giá thị trường.

Nuôi hươu lấy nhung đang là mô hình khá mới ở tỉnh Gia Lai. Được triển khai từ đầu năm 2013 tại huyện Chư Pah (thuộc dự án ứng dụng khoa học công nghệ cấp huyện), đến nay, mô hình này đã bước đầu cho thấy những hiệu quả nhất định, tạo sự phấn khởi nơi người chăn nuôi.