Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điện Biên Được Mùa Đào

Điện Biên Được Mùa Đào
Ngày đăng: 28/04/2014

Vào những ngày này, bà con các xã Mường Phăng, Pa Khoang (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đang thu hoạch đào Pháp trong niềm vui phấn khởi vì đào được mùa, được giá.

Gia đình chị Lường Thị Ấng ở bản Bó, xã Pa Khoang (xã Mường Phăng cũ) - hộ gia đình trồng cây đào Pháp đầu tiên và có diện tích nhiều nhất xã Pa Khoang. Năm 2003, được cán bộ Viện Nghiên cứu rau quả hướng dẫn kỹ thuật, gia đình chị Ấng bắt đầu trồng thử nghiệm 20 cây giống.

Sau hai năm, cây đào Pháp đầu tiên đã bói quả. Sang năm thứ ba, cây đào đậu quả cho sản lượng cao nên gia đình tiếp tục tự nhân giống mở rộng diện tích lên gần 70 cây, trồng quanh những sườn đồi bỏ hoang tại khu vực của bản.

Năm 2011, tiếp tục được dự án DANIDA của chính phủ Đan Mạch tài trợ, gia đình chị mở rộng thêm diện tích trồng thêm 110 cây đào Pháp, năm nay thu lứa đầu tiên, quả sai trĩu cành. Từ trồng cây đào Pháp, mỗi năm gia đình chị Ấng thu từ 30 đến 45 triệu đồng.

Theo chị Ấng, cây đào Pháp rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương. Đào Pháp vừa dễ trồng, ít công chăm sóc so với cây lúa, cây ngô, vừa có thu nhập kinh tế cao hơn các loại cây ăn quả khác.

Vụ đào năm nay, tại thị trường thành phố Điện Biên, tuy đào Sơn La chuyển lên tiêu thụ tại các chợ trung tâm của thành phố Điện Biên rất nhiều, nhưng đào trồng tại Pa Khoang, Mường Phăng vẫn không đủ cung cấp cho thị trường và khách du lịch đến Điện Biên.

Từ đầu vụ đến nay đào có giá cao, ổn định, bắt đầu thu hoạch từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4 kết thúc, trong đó thời điểm chính vụ, đào chín rộ vào cuối tháng 4 đúng dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, cũng là thời điểm nhiều khách du lịch đến với Điện Biên, thăm chiến trường xưa kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nên rất dễ tiêu thụ. Với giá 20.000 - 25.000 đồng/kg như hiện nay, đem lại nguồn thu đáng kể, giúp nâng cao đời sống người dân Pa Khoang, Mường Phăng.

Ông Lò Văn Biên – Bí thư Đảng ủy xã Mường Phăng cho biết: “Năm 2014 khách du lịch lên thăm Mường Phăng, thăm hầm chỉ huy của Đại Tướng rất đông, mỗi ngày có từ 500-1000 lượt khách về đây nên việc tiêu thụ đào rất thuận lợi.

Hơn nữa đào lại cho thu hoạch vào khoảng thời gian từ giữa tháng Ba đến cuối tháng Tư - thời điểm mà nhiều loại cây ăn quả khác chưa cho thu hoạch. Năm nay nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, cây đào Pháp được mùa, sai quả hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân”.


Có thể bạn quan tâm

Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng Nhưng Sản Lượng Giảm Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng Nhưng Sản Lượng Giảm

Có thể nói tình hình nuôi trồng thủy sản năm nay ổn định và không phát sinh dịch bệnh, tuy nhiên sản lượng giảm so với năm 2013 vì phần lớn bà con thả giống chậm so với lịch thời vụ, thời tiết xấu, cùng với chất lượng giống không đảm bảo nên tỷ lệ hao hụt cao.

15/07/2014
Bơm Tạp Chất Vào Tôm Có Thể Bị Tội Hình Sự Bơm Tạp Chất Vào Tôm Có Thể Bị Tội Hình Sự

Chỉ thị yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển, đặc biệt là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định đối với các cơ sở nuôi trồng, khai thác, thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến, kinh doanh thủy sản.

01/08/2014
Mì Tuột Giá, Nông Dân Thiệt Nhiều Đường Mì Tuột Giá, Nông Dân Thiệt Nhiều Đường

Khoai mì tuột giá, nông dân lại lo lắng. Vụ mì năm trước có giá khá cao nên nhiều người không ngần ngại tăng vốn đầu tư, thuê thêm đất để trồng mì. Nhưng hiện tại, người trồng mì đang “mất ăn mất ngủ” vì giá mì xuống thấp, nguy cơ lỗ vốn đã hiện ra trước mắt.

15/07/2014
Ổn Định Giá Tôm Nguyên Liệu Ổn Định Giá Tôm Nguyên Liệu

Những ngày gần đây giá tôm ở đồng bằng sông Cửu Long đã tăng trở lại. Tại Bạc Liêu, giá thu mua tôm chân trắng loại 60 con/kg giá 116 nghìn đồng/kg, tôm loại 70 con/kg giá 112.000 đồng/kg, tôm loại 90 con/kg giá 100 nghìn đồng/kg..., bình quân tăng 10-20 nghìn đồng/kg so thời điểm đầu tháng 6/2014.

01/08/2014
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Việc Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi Trên Đất Nhiễm Mặn Ở Nga Sơn Hiệu Quả Bước Đầu Từ Việc Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi Trên Đất Nhiễm Mặn Ở Nga Sơn

Tại các xã vùng biển của huyện Nga Sơn, hiện tượng nước mặn xâm nhập thường xuyên diễn ra nên một số diện tích cói ở các xã: Nga Tân, Nga Thủy, Nga Tiến trong đê Ngự Hàm 3 và ở triền sông Lèn; đất ngoài đê xã Nga Điền ảnh hưởng của đắp đập tạm sông Càn nên thiếu nước tưới, khó khăn cho sản xuất, năng suất không cao, diện tích đất bị hoang hóa có nguy cơ mở rộng...

01/08/2014