Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Trồng Tiêu Điêu Đứng

Người Trồng Tiêu Điêu Đứng
Ngày đăng: 14/01/2014

Trong 5 năm trở lại đây, cây tiêu đang đi vào đời sống sản xuất người dân Bahnar thuộc các xã phía Nam huyện Mang Yang (Gia Lai). Hầu hết các gia đình đều tận dụng diện tích đất quanh nhà trồng tiêu, trung bình mỗi nhà có vài trăm trụ tiêu.

Ngoài diện tích lúa nước, cây mì, cây tiêu đang dần trở thành một cây trồng mang lại thu nhập cao cho đời sống đồng bào nơi đây. Năm nay, giá tiêu lên cao, người dân chưa kịp vui mừng một năm được mùa, có điều kiện trang trải gia đình trong dịp tết, thì nỗi buồn tiêu chết cùng với nạn trộm tiêu đã xoán hết mọi niềm vui người dân nơi đây.

Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Mang Yang đã có vài chục ha tiêu chết. Riêng xã Đê Ar, đã có 5 ngàn trụ tiêu bị chết do nguyên nhân úng nước. Anh Đinh Prơng, làng Ar Tơ Năm cho hay: “Từ đầu tháng 10 tới nay, diện tích tiêu nhà mình liên tục chết mà không có thuốc chữa. Đến nay, đã có 100 trụ tiêu (tổng số 300 trụ tiêu) bị chết khô”.

Theo UBND xã Đê Ar, trên địa bàn xã có tổng diện tích tiêu trên 57 ha; Theo điều tra, tại hai làng Ar Tơ Năm và Đôn Hyang thì gần như diện tích tiêu bị chết toàn bộ, còn lại 10 thôn, làng trong xã, hộ dân cũng đều báo diện tích tiêu nhà mình đang bị bệnh héo chết.

Bên nỗi buồn tiêu chết, người trồng tiêu ở Mang Yang đang đối mặt với nạn trộm tiêu non. Anh Đinh Phương, làng Ar Sek, xã Đê Ar, bức xúc: “Đã buồn vì 50 trụ tiêu nhà tôi bị chết, giờ lại thêm nỗi lo bị trộm tiêu. Trong 3 đêm (từ 24 đến 26-12-2013), đêm nào nhà tôi cũng bị kẻ trộm vào vườn hái tiêu. Mỗi đêm kẻ trộm, trộm đi cả bao tiêu. Thường từ 23 giờ đêm, lợi dụng mọi người đi ngủ kẻ trộm dùng xe máy đột nhập vào vườn hái tiêu.

Tình trạng trộm tiêu gia tăng bởi giá tiêu năm nay tăng cao, hiện nay giá tiêu non tại xã đã 120.000 đồng/kg vì thế mặc dù tiêu chưa đến thời điểm thu hoạch vẫn nóng lên tình trạng người dân bị mất trộm. Mấy đêm nay, đêm nào tôi cũng ngồi phục trong vườn tiêu để canh bắt kẻ trộm, thế nhưng vẫn chưa bắt được”.

Trưởng Công an xã Đê Ar-ông Đinh Bun cho biết: “Trong thời gian qua, trên địa bàn xã nhiều hộ bị trộm tiêu. Người dân đang hoang mang trước tình trạng này, hàng đêm lực lượng Công an viên của xã phải thường xuyên đi tuần tra, để cùng bà con giữ tiêu”.


Có thể bạn quan tâm

Tàu Cá Vây Rút Chì Bội Thu Mùa Cá Nục Tàu Cá Vây Rút Chì Bội Thu Mùa Cá Nục

Theo ngư dân hành nghề vây rút chì, hàng chục năm nay đây là chuyến biển đầu tiên trong mùa biển mới ngư dân trúng đậm cá Nục nên ngư dân rất phấn khởi và hy vọng tiếp tục được mùa vào những chuyến biển tiếp theo.

06/03/2014
Bà Chủ Thủy Sản Mê Làm Giàu Từ Cây Chùm Ngây Bà Chủ Thủy Sản Mê Làm Giàu Từ Cây Chùm Ngây

Nổi danh trong lĩnh vực thủy sản, nhưng chị Phan Thị Tuyết Mai lại đang dồn tâm huyết cho trồng và ứng dụng nguyên liệu từ cây chùm ngây trên khá nhiều sản phẩm như mỳ gói, trà, bánh...

06/03/2014
Nuôi Lươn Không Bùn Hướng Đi Mới Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Nuôi Lươn Không Bùn Hướng Đi Mới Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Đó là ưu điểm của mô hình nuôi lươn không bùn được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh lần đầu tiên triển khai tại gia đình anh Nguyễn Đình Cảnh ở thôn Tập Ninh, xã Chi Lăng, huyện Quế Võ. Mô hình đã đem lại kết quả khả quan, mở ra hướng nuôi trồng thuỷ sản mới cho bà con nông dân địa phương.

06/03/2014
Chăn Nuôi Phát Triển Theo Hướng Trang Trại, Gia Công Chăn Nuôi Phát Triển Theo Hướng Trang Trại, Gia Công

Ngành chăn nuôi ở huyện Tân Phước (Tiền Giang) phát triển có phần chậm hơn so với các huyện khác trong tỉnh, nhưng đang phát triển khá mạnh mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, gia công. Đây được xem là mô hình chăn nuôi an toàn và bền vững.

06/03/2014
Khuyến Nông Với Nuôi Trồng Thủy Sản Miền Núi Nghệ An Khuyến Nông Với Nuôi Trồng Thủy Sản Miền Núi Nghệ An

Nghệ An là tỉnh có nhiều huyện miền núi và có nhiều dân tộc sinh sống, có tiềm năng diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản tương đối lớn

07/03/2014