Cơ Giới Hóa Giúp Giảm Đến 20% Chi Phí Sản Xuất Mía

Theo các chuyên gia ngành đường, nếu áp dụng cơ giới hóa trong canh tác mía theo phương thức của các nước phát triển có thể giúp giảm đến 20% chi phí sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng giám đốc Công ty đường Biên Hòa cho biết, nếu áp dụng cơ giới hóa canh tác mía theo phương thức của nhiều nước phát triển, ngoài việc có thể giúp giảm chi phí đến 20% phương thức này cũng góp phần tăng năng suất đường trên một hecta từ 15-20% so với phương thức hiện tại ở Việt Nam.
Ông Lộc cho biết tại hội thảo “Giải pháp sản xuất mía Việt Nam 2014” do Công ty John Deere phối hợp cùng đại lý tại Việt Nam, Công ty thiết bị Mê Kông, tổ chức ngày 8-1 tại TPHCM.
Theo ông Lộc năm 2015 , Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA sẽ có hiệu lực, tuy nhiên ngành mía đường Việt Nam vẫn còn tụt hậu khá xa xét về năng lực cạnh tranh so với các đối tác trong khu vực. Ông cho hay cơ giới hóa sản xuất mía là chìa khóa giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia ngành mía đường, có nhiều vấn đề trong quy trình canh tác và thu hoạch làm ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng cây mía ở Việt Nam. Ví dụ, tại Việt Nam người trồng mía chọn khoảng cách giữa các hàng mía từ 0,8-1,4 m, nhưng theo thông lệ chung trên thế giới thì khoảng cách đạt chuẩn là từ 1,8 -1,9 m. Nếu canh tác hàng rộng theo đúng chuẩn người trồng mía có thể tiết kiệm được chi phí canh tác trong khi năng suất thu hoạch tăng từ 5-10%. Đối với việc kiểm soát cỏ, kết hợp biện pháp cơ giới với hóa học, giúp giảm chi phí hóa chất lên đến 50% và làm tăng năng suất cây mía từ 15-20%.
Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công, tập đoàn đang sở hữu cổ phần trong rất nhiều công ty mía đường ở Việt Nam hiện nay, cho biết ngành mía đường đang “vật lộn” với đường giá rẻ nhập lậu từ Thái Lan vì loay hoay không giải quyết được cái gốc là năng suất cây mía.
“Nếu nhà máy đường và nông dân cùng cải tiến được năng suất mía, cải tiến được công nghệ thu hoạch, sản xuất thì cơ quan ban ngành không cần phải vất vả chống đường nhập lậu như hiện nay, tự đường nhập lậu không còn đất sống trên thị trường”, ông nói.
Có thể bạn quan tâm

Do dịch cúm gia cầm bùng phát ở một số bang của Mỹ nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có công văn tạm ngưng nhập khẩu thịt gà đông lạnh từ Mỹ. Các siêu thị thừa nhận lâu nay vẫn bán thịt gà của Mỹ và sẽ tìm nguồn thay thế từ trong nước.

Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2015 (Vietnam Foodexpo 2015) diễn ra từ ngày 13 - 16/5 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh, là triển lãm có quy mô lớn nhất về ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam.

Tại hội nghị thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam diễn ra ngày 8/5, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, năm 2015 được dự báo là tình hình dịch bệnh trên cây tiêu sẽ có chiều hướng tăng mạnh, đặc biệt là ở những vùng trồng tiêu mới chưa nắm vững kỹ thuật hoặc chuyên canh.

Vụ Thị trường châu Phi, Tây Nam Á - Bộ Công Thương cho biết, trong những tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) gạo sang châu Phi đã tăng trưởng vượt bậc. Nếu tốc độ này được duy trì, khả năng xuất khẩu gạo sang châu Phi sẽ phục hồi mạnh trong năm 2015.

Theo anh Nguyễn Văn Ba, công nhân lái xe của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhẫn Hồng Ngọc Việt, từ đầu tháng 5 trở lại đây, việc vận chuyển gạo xuất khẩu đã thông thoáng hơn, chấm dứt tình cảnh trực chờ ùn tắc dài ngày trước đó.