Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch tai xanh gây thiệt hại nặng nề

Dịch tai xanh gây thiệt hại nặng nề
Publish date: Tuesday. October 27th, 2015

Dịch tai xanh đang tấn công đàn lợn tại xã Hưng Mỹ (H.Hưng Nguyên, Nghệ An) khiến người chăn nuôi bị thiệt hại nặng nề.

Tiêu hủy lợn bị nhiễm dịch tai xanh.

Ổ dịch đầu tiên được phát hiện trên đàn lợn của gia đình chị Trần Thị Hà (trú xóm 8, xã Hưng Mỹ) với các triệu chứng: bỏ ăn, sốt cao.

Bà Hà mua thuốc về tiêm cho đàn lợn nhưng không có kết quả nên báo chính quyền địa phương. “Kết quả phân tích mẫu bệnh phẩm cho thấy, đàn lợn bị dịch heo tai xanh.

Chúng tôi đã bàn giao 31 con lợn để cơ quan chức năng tiêu hủy.

Bao công sức, tiền của bỗng chốc đội nón ra đi hết.

Dịch bệnh quái ác này đã cướp của gia đình tôi khoảng 100 triệu đồng”, bà Hà buồn bã nói.

Gia đình anh Trần Văn Châu (xóm 4B, xã Hưng Mỹ) cũng phải tiêu hủy 18 con lợn chuẩn bị xuất chuồng.

“Dịch bệnh khiến tôi mất trắng cả lứa lợn.

5 con lợn còn lại chưa có biểu hiện dịch đã được tiêm phòng vắc xin nhưng tôi thấp thỏm đứng ngồi không yên.

Nếu chúng tiếp tục mắc bệnh nữa, gia đình tôi không biết sống ra sao đây”, anh Châu chán nản.

Theo ông Đặng Văn Minh, Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Nghệ An, dịch tai xanh đã xuất hiện ở 3 xóm thuộc xã Hưng Mỹ (H.Hưng Nguyên) và có gần 200 con lợn bị phải tiêu hủy.

Chi cục thú y đã cấp 2.000 liều vắc xin, 260 lít hóa chất Bencocid và 5 máy phun thuốc động cơ cho người dân để khống chế dịch.

Hơn 1.100 con lợn trên địa bàn xã Hưng Mỹ đã được tiêm vắc xin. Ông Nguyễn Như Mai, Chủ tịch UBND xã Hưng Mỹ cho biết, để phòng ngừa dịch lịch lây lan, địa phương đã mua 2 tấn vôi bột rải ở các ngả đường và cung cấp cho người dân rắc xung quanh khu vực chuồng trại.

“Chúng tôi đã lập 4 chốt chặn, cắt cử người trực 24/24 giờ, giám sát chặt chẽ việc vận chuyển lợn ra vào vùng dịch”, ông Mai nói.


Related news

Xoài Cát Chu Việt Nam chính thức vào thị trường Nhật Bản Xoài Cát Chu Việt Nam chính thức vào thị trường Nhật Bản

Những trái xoài tươi Cát Chu của Việt Nam đã chính thức được bày bán lần đầu tiên tại siêu thị Aeon ở tỉnh Chiba, Nhật Bản.

Monday. November 9th, 2015
Gạo Việt nhưng phải dùng bao bì nước ngoài để bán trong siêu thị Gạo Việt nhưng phải dùng bao bì nước ngoài để bán trong siêu thị

Hiện chưa có thương hiệu gạo mang tên Việt Nam vì gạo Việt Nam chủ yếu đóng bao và mang nhãn hàng của doanh nghiệp hay quốc gia nhập khẩu.

Monday. November 9th, 2015
Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc ngày càng cao Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc ngày càng cao

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), tôm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc.

Monday. November 9th, 2015
Không thương hiệu gạo Việt khó cạnh tranh Không thương hiệu gạo Việt khó cạnh tranh

Chuyển động sau khi TPP được công bố, VN phải thay đổi từ khâu chọn giống, sản xuất cho đến việc xây dựng thương hiệu cho hạt gạo..

Monday. November 9th, 2015
Gạo Việt biến mất trên thị trường hội nhập Gạo Việt biến mất trên thị trường hội nhập

Gạo Việt dường như biến mất trên thị trường thế giới vì không có thương hiệu và bị các nước nhập khẩu “thay tên, đổi chủ”.

Monday. November 9th, 2015