Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đích Đến Còn Xa

Đích Đến Còn Xa
Publish date: Saturday. November 16th, 2013

Hiện nay, trong khi các hộ chăn nuôi lợn, gà đang gặp khó khăn về đầu ra của sản phẩm và chịu nhiều rủi ro vì giá thất thường thì các hộ chăn nuôi bò nói chung và nuôi bò thịt nói riêng lại đang có lãi. Đặc biệt, từ năm 2012, thành phố triển khai dự án chăn nuôi bò BBB ở các huyện ngoại thành Hà Nội đang mở ra hướng làm giàu cho người nông dân.

Theo nhận định của Công ty Giống gia súc Hà Nội - đơn vị được UBND thành phố giao làm chủ đầu tư thực hiện dự án thì điểm yếu trong chăn nuôi bò nói chung là sản lượng thịt cung cấp cho nhà máy chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ đạt 0,8% và chủ yếu tiêu thụ thông qua thương lái (chiếm 80,6%). Do phải tự tổ chức tiêu thụ sản phẩm nên người nuôi dễ bị ép giá, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi.

Để từng bước cải thiện đàn bò thịt trên địa bàn, từ năm 2012, UBND TP đã phê duyệt dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền đàn bò thịt lai Sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt ở một số huyện. Mục tiêu của chương trình là xây dựng mô hình sản xuất khép kín theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi và bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Thời gian đầu, dự án triển khai ở 8 huyện.

Ông Vũ Văn Hải, Phó Giám đốc Công ty Giống gia súc Hà Nội cho biết, về tốc độ phát triển, bê giống BBB tăng trọng bình quân tới 25kg/tháng, cá biệt có con tăng trọng 30kg/tháng. Hiện nay, bê F1 sinh ra sau một tháng đã được các thương lái thu mua trả giá tới 8 triệu đồng/con, cao hơn so với bê lai khác từ 2,5 đến 3 triệu đồng/con. Tại thời điểm này, một số bê F1 BBB 18 tháng tuổi đã được thương lái trả từ 36 đến 38 triệu đồng/con, cao hơn từ 14 đến 16 triệu đồng/con so với bò lai khác có cùng tháng tuổi. Đặc biệt, tỷ lệ thịt xẻ bò BBB rất cao, khoảng 61,6%, trong khi các giống bò khác chỉ đạt 38-40%.

Ông Vũ Văn Hải cho biết thêm, hiện nay việc chăn nuôi bò thịt BBB vẫn còn gặp khó khăn bởi đây là dự án mới triển khai nên thời gian đầu người dân chưa hiểu kỹ. Do chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ nên trong quá trình nuôi giống bò này, người nông dân chưa quen với việc ghi chép sổ sách, quản lý, theo dõi việc cho ăn đến chăm sóc nuôi dưỡng. Đặc biệt, do khó khăn về kinh phí, nhiều hộ dân chỉ nuôi bê được 4-5 tháng tuổi đã bán trong khi bê nuôi đến 18 tháng tuổi sẽ cho giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần. Vì vậy, ông Hải cho rằng, người chăn nuôi bò BBB cần được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, nuôi bê đến 18 tháng tuổi để đạt giá trị kinh tế cao, từ đó từng bước cải thiện chất lượng đàn bò thịt của thành phố.

Được biết, thời gian tới, Công ty Giống gia súc Hà Nội sẽ nghiên cứu, xây dựng chương trình tiêu thụ sản phẩm bê lai F1 BBB theo chuỗi giá trị có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm đưa sản phẩm thịt bò chất lượng cao đến tay người tiêu dùng, đồng thời tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân tham gia chương trình để hạn chế việc thương lái ép giá. Công ty cũng sẽ xây dựng các trang trại thu mua bê F1 BBB (từ 4 đến 6 tháng tuổi) để nuôi gột nhằm vừa giải quyết đầu ra cho sản phẩm bê F1 của người dân vừa tạo vùng nguyên liệu tập trung cho giết mổ gia súc công nghiệp.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng:

Mặc dù việc chăn nuôi bò BBB cho hiệu quả cao nhưng để xây dựng vùng chăn nuôi và vùng trồng cỏ nguyên liệu phát triển bền vững, các địa phương cần quy hoạch, xây dựng vùng chăn nuôi xa khu dân cư và vùng trồng cỏ nguyên liệu. Công ty Giống gia súc Hà Nội cần tăng cường tập huấn về kỹ thuật cho bà con nông dân và hướng dẫn người dân ghi chép sổ sách để hướng tới chăn nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm và xây dựng thương hiệu thịt bò sạch BBB để nâng cao giá trị bán trên thị trường.


Related news

Nương Tựa Để Mưu Sinh Nương Tựa Để Mưu Sinh

Ba người đàn ông cùng quyết định “cột bè vào với nhau mà làm ăn”. Vậy mà đã 5 năm trôi qua, công việc lúc được lúc thua và dù cái máy xay, cái máy phát điện đều dùng chung, nhưng chưa bao giờ họ làm mất lòng nhau. Đó cũng là cái cách mà nhiều nhà lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chọn để cùng nương tựa vào nhau mà mưu sinh.

Friday. November 22nd, 2013
Ứng Dụng Thành Công Kỹ Thuật Thụ Tinh Nhân Tạo Giống Trâu Murrah Ứng Dụng Thành Công Kỹ Thuật Thụ Tinh Nhân Tạo Giống Trâu Murrah

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của Hà Tĩnh phát triển với tốc độ khá nhanh. Đặc biệt chăn nuôi trâu, bò thịt đang được quan tâm và được xác định là một trong những chương trình phát triển trọng điểm của ngành nông nghiệp. Mặc dầu chăn nuôi trâu là một nghề vốn đã có từ lâu trong đời sống nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, nhưng vẫn còn mang tính phân tán, nhỏ lẻ, người nuôi chưa chú trọng nhiều đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nên hiệu quả mang lại từ nghề chăn nuôi trâu còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương tỉnh nhà.

Friday. November 22nd, 2013
Quay Về Giống Bản Địa Quay Về Giống Bản Địa

Với mong muốn giúp người thụ hưởng Chương trình 30a nhanh chóng thoát nghèo, các huyện nghèo trong tỉnh Quảng Ngãi đã chọn con giống lai có lợi thế về năng suất, sản lượng để hỗ trợ. Thế nhưng, hiệu quả mang lại là không cao.

Friday. November 22nd, 2013
Trồng Mướp Hương Trồng Mướp Hương

Chúng tôi có mặt tại vườn mướp hương của gia đình anh Trần Đình Đạo (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chứng kiến những trái mướp dài treo tua tủa trên giàn đang chuẩn bị thu hoạch.

Friday. November 22nd, 2013
Mô Hình Trồng Ớt Xuất Khẩu Cho Thu Nhập Từ 18 Đến 20 Triệu Đồng/sào Mô Hình Trồng Ớt Xuất Khẩu Cho Thu Nhập Từ 18 Đến 20 Triệu Đồng/sào

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích canh tác, tháng 8-2013, xã Quang Hiến (Lang Chánh - Thanh Hóa) đã phối hợp với Công ty TNHH VietGap ở huyện Yên Định xây dựng mô hình trồng ớt xuất khẩu tại thôn Bàn trên diện tích 5 ha, với 38 hộ dân tham gia.

Friday. November 22nd, 2013