Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Công Nghiệp Có Xu Hướng Tăng

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, sau khi rà soát, diện tích nuôi tôm công nghiệp đến nay là 6.363 ha (kế hoạch đến hết năm 2014 đạt 7.000 ha), tăng 371 ha so với cuối năm 2013.
Diện tích đang thả nuôi 3.500 ha, chiếm 55% tổng diện tích ao nuôi, diện tích còn lại cũng đang được chuẩn bị để thả nuôi. Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến đạt 42.335 ha, tăng 3.716 ha so với cuối năm 2013; diện tích đang thả nuôi khoảng 40 - 50%.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp đang có xu hướng tăng. Trong tháng 3-2014, đã có 88 ha tôm công nghiệp bị nhiễm bệnh, tăng 17 ha so với tháng trước, nâng tổng diện tích nuôi tôm bị nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu năm nay lên 187 ha (chủ yếu là bệnh hoại tử gan tụy (150 ha), đốm trắng (23 ha), bệnh khác (14 ha)).
Riêng tôm quảng canh, có 644 ha bị bệnh, giảm 391 ha so với tháng trước, 3 tháng có 2.052 ha, mức độ thiệt hại giảm năng suất từ 10% - 80%. Tỉnh đã xuất 27 tấn chlorine để xử lý dịch bệnh.
* Bạc Liêu: 54 hộ nuôi tôm bị thiệt hại đã được bảo hiểm bồi thường
* Triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm tôm nuôi, đến nay tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện 256 hợp đồng/163 hộ/183,02 ha. Tổng phí bảo hiểm 9.446,25 triệu đồng (trong đó Nhà nước hỗ trợ 5.696,72 triệu đồng); giá trị bảo hiểm 68.793,26 triệu đồng.
Đến cuối tháng 3-2014, đã phát sinh thiệt hại 151,07 ha/138 hộ/209 hợp đồng, số tiền bồi thường ước tính 12.867,71 triệu đồng; đã giải quyết bồi thường 58,16 ha/54 hộ/76 hợp đồng, với số tiền 5.121,83 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với hành trình khai hoang, cải hóa Đồng Tháp Mười, vùng đất nhiễm phèn nặng dần dần được chuyển hóa tạo điều kiện cho nhiều loài thủy sản có điều kiện sinh sống và phát triển.

Thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), mỗi năm Việt Nam sử dụng 10 triệu tấn phân bón các loại và đang là một trong những nước sử dụng phân bón/đơn vị diện tích cao nhất trên thế giới. Trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã nhập và sử dụng từ 70 nghìn đến 100 nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) thành phẩm để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điều này khiến một lượng lớn hóa chất BVTV tồn lưu, gây nguy hại cho sức khỏe con người cũng như môi trường.

Với trên 21km bờ biển cùng với hàng ngàn ha bãi triều, Đầm Hà (Quảng Ninh) thực sự giàu tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng hải sản, đặc biệt là những loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá song, cá vược, cua, ngao, tu hài...

6 tháng đầu năm 2014, tổng sản lượng khai thác thủy sản của huyện Quảng Xương ước đạt 8.749 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ, bằng 52,1% kế hoạch; sản lượng chế biến đông lạnh đạt 90.000 tấn, sản phẩm khô 7.500 tấn, nước mắm 8.400 lít, sản phẩm dạng mắm đạt 700 tấn. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.367 tấn, tăng 25% so với cùng kỳ, đạt 56,4% kế hoạch.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS), tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh Thái Bình 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 14.462 ha, tổng sản lượng nuôi trồng ước đạt 47.890 tấn, tăng 1.778 tấn (3,86%) so với cùng kỳ năm 2013; giá trị sản xuất ước đạt 1.034 tỷ đồng, tăng 38.2 tỷ đồng (3,83%) so với cùng kỳ năm 2013.