Dẻo thơm cốm Tú Lệ đặc sản Tây Bắc

Tây Bắc đã vào mùa lúa chín. Từ cánh đồng Mường Lò cho tới những cung ruộng bậc thang Mù Cang Chải màu xanh của lúa đã bắt đầu chuyển sang một màu vàng óng ả, màu của no ấm.
Chân đèo Khau Phạ, lúa nếp non trên những thửa ruộng bậc thang của Tú Lệ, Lìm Mông, Lìm Thái đã cắt gần xong cho kịp giã, cốm ở Khau Phạ đã vào mùa.
Con đường chạy dọc bản Lìm Thái (xã Cao Phạ, Văn Chấn, Yên Bái) vắng hoe.
Nếu không nghe tiếng cười và tiếng thậm thịch vọng ra từ dưới nhà sàn, đằng sau hàng rào cúc tần, sẽ tưởng dân làng đã đi nương hết. Cất tiếng xin phép chủ nhà rồi đẩy cái cổng tre bước vào sân, quang cảnh đã khác.
Chiếc cối giã cốm là trung tâm, cả đại gia đình xúm quanh, mỗi người một việc nhịp nhàng.
Mẻ cốm mới giã xong phớt màu mạ non.
Nhón lấy mấy hạt đầu nong nhai nhè nhẹ đã thấy ngọt nơi đầu lưỡi, hương nếp thơm lựng đến bồi hồi.
Mùa cốm kéo dài khoảng 15 ngày, bắt đầu khi lúa nếp sắp chín.
Nếp non mới cắt về phải tuốt ngay, chọn hạt mẩy làm cốm.
Việc rang lúa nếp tại nhà cô Hà Thị Song được giao cho cô con dâu tương lai Lò Thị Ngân.
Lúa nếp rang chín để nguội mới giã thành cốm. Nhà bên, bà mẹ ngồi đảo cốm trong cối, hai cô con gái cùng đạp cần cối, tiếng thậm thịch đều theo nhịp chân.
Giã xong một mẻ, cốm được đổ ra nong, sảy và nhặt hết mày trấu rồi lại giã tiếp, cứ thế 3 lượt.
Làm cốm tuy nhẹ nhàng nhưng phải luôn tay, luôn chân.
Mùa cốm, nhà nào đông con làm được nhiều nhất. Một ngày một nhà có thể làm được 30kg.
Người Thái ở bản Lìm thường gói cốm bằng lá dong, giữ hương thơm và độ dẻo được lâu.
Related news

Chỉ vào đàn heo sữa 14 con vừa được 32 ngày tuổi, bà Nguyễn Thị Xanh ở xã Hành Thịnh (Nghĩa Hành) cho biết: “Mấy hôm nay thương lái cứ ra vào ngắm heo, rồi hỏi mua với giá 750.000 đồng/con nhưng tôi chưa chịu bán. Tôi tính để thêm một tuần nữa, thế nào nó cũng được trên 800 ngàn đồng/con”.

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 50 làng nghề và ngành nghề sản xuất tập trung, trong đó có 10 làng nghề và ngành nghề truyền thống được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận. Một số sản phẩm như nước mắm, chè vằng, tiêu Cùa, rượu Kim Long… đã có thương hiệu thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh có hơn 6.800 lao động làm việc trong các làng nghề và ngành nghề tập trung mỗi năm tạo ra giá trị sản phẩm hàng trăm tỷ đồng.

Trước nhu cầu rau sạch của người tiêu dùng đang ngày càng tăng cao, người trồng rau đã dần nâng cao ý thức canh tác và trình độ thâm canh để sản xuất rau sạch, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Việc trồng rau sạch đã được nông dân trồng quanh năm tạo ra nguồn thu khá ổn định, góp phần nâng cao thu nhập và tạo việc làm thường xuyên, đặc biệt rút ngắn đáng kể thời gian nông nhàn.

Bước đầu cho thấy việc xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở bản Poọng đã nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò, tạo thêm việc làm và nguồn thu nhập cho người dân.

Đây là địa phương có truyền thống sản xuất rau, củ, quả quanh năm với diện tích và quy mô lớn. Với kinh nghiệm trồng rau hàng hóa, nông dân Hoằng Hợp đã đạt hệ số quay vòng đất bình quân 3,5 lứa/năm, nhiều gia đình đã gieo trồng tới 4 đến 6 lứa rau/năm. Theo tính toán, một năm, mỗi ha đất vùng chuyên canh rau cho tổng thu nhập bình quân từ 150 đến 160 triệu đồng.