Đến Năm 2020, Mở Rộng Vùng Muối Sông Cầu Lên 220ha

UBND tỉnh vừa phê duyệt Quy hoạch sản xuất, chế biến và lưu thông muối tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, đến năm 2020, mở rộng diện tích muối ở TX Sông Cầu lên 220ha, trong đó có 150ha sản xuất muối sạch; sản lượng đạt từ 34.000 đến 36.000 tấn, đạt giá trị sản xuất từ 45 đến 50 tỉ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho khoảng 1.320 lao động với thu nhập từ 5,5 đến 6 triệu đồng/người/tháng.
Đến năm 2030, vùng muối này có diện tích 250ha, sản xuất muối sạch với sản lượng từ 47.000 đến 50.000 tấn, giá trị sản xuất đạt từ 61 đến 65 tỉ đồng/năm; tạo việc làm cho khoảng 1.500 lao động với mức thu nhập khoảng 8 triệu đồng/người/tháng.
Có 8 giải pháp chủ yếu được đề ra để thực hiện mục tiêu trên, gồm: về tổ chức quản lý; về huy động vốn đầu tư; xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận Muối Sông Cầu - Phú Yên; về nguồn nhân lực; về đất đai; về KH-CN; về chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; về đảm bảo môi trường trong sản xuất và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giải pháp về tổ chức quản lý, chú ý tăng cường mối liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, HTX với người sản xuất, tiếp tục củng cố, nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của 2 HTX hiện có để hỗ trợ diêm dân trong dịch vụ vật tư, tiêu thụ sản phẩm và các nhu cầu cần thiết khác của diêm dân.
Cùng với đó, tăng cường đầu tư KH-CN cho sản xuất để nâng cao chất lượng hạt muối; phát triển muối chất lượng cao; lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu Muối Sông Cầu - Phú Yên.
Giải pháp về chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhấn mạnh việc khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng cơ sở chế biến muối ăn từ muối nguyên liệu. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ký hợp đồng mua muối của diêm dân để chế biến và phục vụ tiêu dùng, đảm bảo tiêu thụ kịp thời muối cho diêm dân với giá cả 2 bên cùng có lợi; củng cố phát huy 2 HTX nghề muối và có một số cơ chế chính sách hỗ trợ để các HTX này hoạt động phục vụ tốt cho yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của diêm dân, như: đào tạo cán bộ, vốn ban đầu, tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế...
Được biết, TX Sông Cầu có 2 vùng muối Trung Trinh (Xuân Phương) và Tuyết Diêm (Xuân Bình) với diện tích hiện có hơn 180ha.
Có thể bạn quan tâm

Hôm qua (21.6), Nghị quyết giám sát chuyên đề về thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được Quốc hội thông qua, với mục tiêu tăng đầu tư cho tam nông “5 năm sau cao gấp 2 lần 5 năm trước”.

Thời điểm này năm ngoái, giá muối ở Bình Thuận rớt thê thảm, dao động từ 300-500 ngàn đồng/tấn, diêm dân sản xuất không đủ chi phí bù lỗ. Thế nhưng hiện nay giá muối bất ngờ tăng trở lại, từ 700-950 ngàn đồng/tấn, diêm dân lại hào hứng sản xuất muối trở lại.

Ở Hải Dương, do thời tiết bất thường nên sản lượng vải sớm giảm 50% so với năm ngoái. Giá hiện cũng giảm 50% so với đầu mùa, người trồng vải thua lỗ...

Đến nay, bệnh tai xanh đã lan rộng trên đàn lợn ở hai địa phương là thị xã Bắc Kạn và huyện Chợ Mới với tổng số hơn 2 nghìn con bị mắc bệnh. Thống kê của Chi cục Thú y Bắc Kạn, tính đến chiều ngày 23/09 tại hai địa bàn trên đã có 995 con lợn bị chết và tiêu hủy do dịch bệnh, hiện còn hơn 300 con lợn bị bệnh đang theo dõi và điều trị.

Chưa có con số thống kê chính thức từ Cục nuôi trồng (Bộ NNPTNT), nhưng theo thông báo nhanh của sở NNPTNT các tỉnh ven biển ĐBSCL cho thấy hơn quá nửa diện tích thả nuôi tôm của nông dân bị thiệt hại nặng. Vẫn là nguyên nhân rất cũ: Con giống, thủy lợi, kỹ thuật, nguồn nước... và năm nay thêm một nguyên nhân nữa là người dân nôn nóng thả sớm mong được giá. Nào ngờ...