Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đến Năm 2016 Kim Ngạch Xuất Khẩu Cá Tra Đạt 2,3 Tỷ USD

Đến Năm 2016 Kim Ngạch Xuất Khẩu Cá Tra Đạt 2,3 Tỷ USD
Ngày đăng: 27/09/2014

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa phê duyệt Quyết định số 3885/QĐ-BNN-TCTS về quy hoạch nuôi, chế biến cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

Theo đó, mục tiêu phát triển nuôi, chế biến cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành ngành kinh tế quan trọng của thủy sản Việt Nam theo hướng công nghiệp và thân thiện với môi trường. Sản phẩm cá tra nhằm phục vụ XK và tiêu thụ nội địa, góp phần nâng cao thu nhập của người dân và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

Trong đó, đến năm 2016, mục tiêu diện tích mặt nước nuôi cá tra đạt từ 5.300 - 5.400 ha, sản lượng cá tra nuôi từ 1.250.000 – 1.300.000 tấn; tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao, đạt 8-12%; kim ngạch XK 2,0 – 2,3 tỷ USD. Đến năm 2020, diện tích mặt nước nuôi cá tra đạt 7.600 – 7.800 ha, sản lượng cá tra nuôi 1.800.000 – 1.900.000 tấn; tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao đạt 15 - 20%; kim ngạch XK đạt 2,6 – 3,0 tỷ USD.

Về nội dung quy hoạch, sản xuất giống cá tra ở các tỉnh nuôi trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015 đáp ứng 3 tỷ con giống, đến năm 2020 là 3,5 tỷ con. Bên cạnh đó, sản xuất cá bột nòng cốt do Trung tâm giống thủy sản của tỉnh và các trại sản xuất giống cá tra ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang thực hiện.

Về nuôi cá tra thương phẩm, tiêu chí quy hoạch vùng nuôi gồm các vùng đất bãi bồi, cù lao, đất ven sông có lưu lượng dòng chảy và sức tải môi trường lớn. Các vùng đất có kết cấu đất thịt hoặc đất phù sa có khả năng giữ nước tốt, không có phèn tiềm tàng trong đất; không bị ngập vào mùa mưa và đủ nước cung cấp vào mùa khô. Bên cạnh đó, cách xa các khu dân cư, thuận tiện trong giao thông, có nguồn nước đảm bảo chất lượng, ổn định, phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cá tra.

Về quy hoạch chế biến cá Tra, giai đoạn 2015 - 2016, không nâng tổng công suất chế biến cá tra phi lê đông lạnh, tập trung đầu tư nâng cấp nhà xưởng, đổi mới dây chuyền thiết bị trong các nhà máy hiện có. Đẩy mạnh chế biến sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm cá tra. Tỷ trọng các sản phẩm cá tra chế biến sâu có giá trị gia tăng cao đạt 8 - 12%.

Giai đoạn 2017 - 2020, căn cứ vào nhu cầu thị trường và khả năng sản xuất cá tra nguyên liệu, có thể đầu tư thêm các cơ sở chế biến sản phẩm giá trị gia tăng cá tra; không đầu tư phát triển thêm cơ sở chế biến sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh.

Tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị và công nghệ mới hiện đại vào chế biến sản phẩm chính và phụ phẩm cá tra để tạo ra các sản phẩm thực phẩm và phi thực phẩm giá trị gia tăng cao. Đưa hiệu suất sử dụng thiết bị chế biến vào năm 2020 đạt 80 - 90%; tỷ trọng sản phẩm cá tra chế biến sâu có giá trị gia tăng cao đạt 15 - 20%.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 102/2008/QĐ-BNN ngày 17/01/2008 phê duyệt “Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”.


Có thể bạn quan tâm

Nguồn Cung Giảm, Giá Gia Cầm Tăng Mạnh Nguồn Cung Giảm, Giá Gia Cầm Tăng Mạnh

Sau nhiều tháng liên tục rớt giá, dịp này, giá gia cầm tăng cao, tiêu thụ thuận lợi. Nhiều chủ trang trại thấy tiếc vì không dự báo được thị trường đã giảm đàn quá nhiều hoặc bỏ trống chuồng trại.

17/07/2014
Thêm Cơ Hội Cho Người Nghèo Tiếp Cận Nuôi Bò Sữa Thêm Cơ Hội Cho Người Nghèo Tiếp Cận Nuôi Bò Sữa

Các gia đình thuộc diện nghèo tỉnh Sóc Trăng sẽ được hỗ trợ nuôi bò sữa nằm trong khuôn khổ dự án phát triển bò sữa giai đoạn 2013 - 2020.

24/02/2014
Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè Tại Tiền Giang Thu Lãi Cao Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè Tại Tiền Giang Thu Lãi Cao

Theo các chủ bè cá, giá cá điêu hồng tăng trở lại là do sản lượng cá cung cấp cho thị trường thời điểm này khan hiếm, bởi trước đó nhiều bè cá thua lỗ đã "treo" bè. Hiện nhiều thương lái đến vùng nuôi cá điêu hồng ở Cồn Thới lùng sục để mua cá điêu hồng loại lớn từ 1-1,2 kg để cung cấp cho thị trường, nhưng cá loại này rất khan hiếm do giá cá điêu hồng đang trên đà tăng nên các chủ bè tiếp tục neo cá lại để chờ giá cá cao hơn.

17/07/2014
Khi Khi "Lộc Biển" Vơi Dần…

Nếu như những năm trước đây, chỉ cần ra cách bờ chưa đầy một hải lý, ngư dân ven biển Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã có thể cào được cả tấn ốc gạo. Thì năm nay, mọi người phải đi thuyền vào tận Đức Phổ và tỉnh Bình Định mới tìm được sản vật này của biển…

25/03/2014
Bắc Ninh Bảo Vệ Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản Ven Đê Bắc Ninh Bảo Vệ Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản Ven Đê

Trong mùa mưa bão, diện tích nuôi trồng thủy sản là vùng có nguy cơ ngập úng lớn nhất, gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất, nhất là các hộ nuôi trồng thủy sản ở ven đê. Tuy nhiên, các giải pháp để bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong mùa mưa bão như các hộ dân vẫn làm hiện nay dường như chưa thể khiến họ an tâm...

18/07/2014