Đến Lượt Phân Kali Bị Làm Rởm

Trong lúc cơ quan chức năng đang làm rõ vụ sản xuất phân NPK Đầu Trâu bị làm giả trên nhiều địa bàn (NTNN đã phản ánh), thì mới đây, bà con nông dân lại “cầu cứu” về việc phân Kali Nitrate nghi làm giả, kém chất lượng…
Mỗi ngày vừa qua, lại thêm nhiều nông dân “mếu máo” đến cơ quan chức năng trình báo việc mua phải phân bón giả mạo nhãn hiệu NPK Đầu Trâu. Tiếp sau hàng loạt hộ trồng dưa huyện Đồng Xuân (Phú Yên) “chịu trận”, NPK giả đã “ra chiêu” ở các huyện Sông Hinh và Tây Hòa (Phú Yên)… Trong khi cơ quan chức năng đang vào cuộc “NPK”, người dân lại tố tiếp phân Kali Nitrate “trà trộn”.
Tại một số trại dưa hấu ở thôn Đồng Hội (Xuân Quang 1), bà con nông dân phát hiện thêm loại phân bón Kali Nitrate có dấu hiệu làm giả, có nguồn gốc từ Đại lý phân bón A.T (TP.Quy Nhơn, Bình Định). Ông Nguyễn Sơn Hùng - một người trồng dưa ở Đồng Hội, bức xúc: “Tôi mua 25 bì phân Kali Nitrate loại 2kg với giá 35.000 đồng/bì của đại lý phân bón A.T, vào ngày 9.12.2014.
Khi hòa trong nước, phân tan rất nhanh nhưng tay không có cảm giác lạnh như phân tốt cùng loại. Vài phút sau, phân đông trắng thành từng miếng như đường phổi, đường phèn. Tôi pha 2 bì tưới cho luống dưa nhưng chả thấy phát triển gì, bèn sinh nghi và dừng bón. Nhiều người khác cũng… càng bón thì cây càng èo uột! Bao nhiêu năm qua, tôi chưa từng thấy loại phân Kali nào kém chất lượng như vậy, rõ ràng có dấu hiệu làm giả”.
Mặt trước bao bì loại phân này ghi “Phân bón cao cấp Kali Nitrate sử dụng tốt nhất khi phun trên lá. Nguyên liệu nhập khẩu từ ISRAEL. Đóng gói: Công ty CP Đầu tư thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Hoàng Việt, địa chỉ Phân kho 4, Khu 49, Kho A34, Quân chủng Phòng không Không quân, Biên Hòa, Đồng Nai”. Mặt sau ghi thành phần, công dụng khá chi tiết. Điều bất thường là trên bao bì không có tên, địa chỉ nhà sản xuất, mà chỉ ghi tên, địa chỉ đơn vị đóng gói.
Theo nhận định của nhiều nông dân tại Đồng Xuân, phân NPK và Kali đang “phủ sóng” với số lượng “khó thể tả”, không chỉ trên địa bàn tỉnh Phú Yên và không riêng chỉ người trồng dưa mua phải. Điều này đã gây thiệt hại nặng nề mà bà con không hề hay biết. Và lượng phân giả bị phát hiện là quá nhỏ...
Đại diện Công an huyện Đồng Xuân cho hay, đơn vị đang tích cực điều tra về các loại phân nghi làm giả. Cơ quan chức năng đang rất cần người dân, báo chí cung cấp kịp thời tình trạng phân bón giả, để sớm đưa vụ việc ra ánh sáng pháp luật.
Có thể bạn quan tâm

Sau trận lũ muộn mới đây, nông dân các xã Phú Mậu, Phú Thanh (Phú Vang), Quảng Thọ, Quảng Thành, Sịa (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế)... đã tập trung khôi phục, tẩy rửa lớp bùn non phủ trên những luống rau. Những vườn rau cải, xà lách, hành ngò... nhờ vậy mà nay đã phủ một màu xanh non mơn mởn. Vùng nông thôn những ngày này có nhiều chuyến xe chở rau đến các chợ vùng ven đô, hay trung tâm thành phố Huế để bán.

Giá cao là do thời điểm này chỉ có những rẫy dưa nằm trong đê bao khép kín được người dân xuống giống sớm mới có trái thu hoạch nên nguồn cung còn hạn chế. Với giá hiện tại, nông dân sẽ có lợi nhuận khoảng 12 triệu đồng/công.

Cũng theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), diện tích ngô đạt khoảng 1,21 triệu ha, tăng 38.000 ha và sản lượng khoảng 5,45 triệu tấn, tăng 4,8%. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 50,5 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn so với năm 2013.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, toàn tỉnh Bình Phước hiện còn khoảng 134.506 ha điều (giảm 36.630 ha so với năm 2007). Trong đó, diện tích sản xuất có hiệu quả chỉ chiếm 40 - 50%, là những vườn được trồng giống mới năng suất cao, trồng trên vùng đất tốt.

Sản xuất lúa giống không chỉ còn là chuyện của các nhà chuyên môn, mà đã trở thành “sinh kế” cho những nông dân chân đất ở Tịnh Trà (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi). Liên kết với HTX dịch vụ nông nghiệp - nông thôn Tịnh Trà để cùng làm ra những hạt lúa giống chất lượng, mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên, người nông dân và HTX vẫn gặp khó, khi sản phẩm khó có thể bán đại trà ra thị trường…