Đến Lượt Phân Kali Bị Làm Rởm

Trong lúc cơ quan chức năng đang làm rõ vụ sản xuất phân NPK Đầu Trâu bị làm giả trên nhiều địa bàn (NTNN đã phản ánh), thì mới đây, bà con nông dân lại “cầu cứu” về việc phân Kali Nitrate nghi làm giả, kém chất lượng…
Mỗi ngày vừa qua, lại thêm nhiều nông dân “mếu máo” đến cơ quan chức năng trình báo việc mua phải phân bón giả mạo nhãn hiệu NPK Đầu Trâu. Tiếp sau hàng loạt hộ trồng dưa huyện Đồng Xuân (Phú Yên) “chịu trận”, NPK giả đã “ra chiêu” ở các huyện Sông Hinh và Tây Hòa (Phú Yên)… Trong khi cơ quan chức năng đang vào cuộc “NPK”, người dân lại tố tiếp phân Kali Nitrate “trà trộn”.
Tại một số trại dưa hấu ở thôn Đồng Hội (Xuân Quang 1), bà con nông dân phát hiện thêm loại phân bón Kali Nitrate có dấu hiệu làm giả, có nguồn gốc từ Đại lý phân bón A.T (TP.Quy Nhơn, Bình Định). Ông Nguyễn Sơn Hùng - một người trồng dưa ở Đồng Hội, bức xúc: “Tôi mua 25 bì phân Kali Nitrate loại 2kg với giá 35.000 đồng/bì của đại lý phân bón A.T, vào ngày 9.12.2014.
Khi hòa trong nước, phân tan rất nhanh nhưng tay không có cảm giác lạnh như phân tốt cùng loại. Vài phút sau, phân đông trắng thành từng miếng như đường phổi, đường phèn. Tôi pha 2 bì tưới cho luống dưa nhưng chả thấy phát triển gì, bèn sinh nghi và dừng bón. Nhiều người khác cũng… càng bón thì cây càng èo uột! Bao nhiêu năm qua, tôi chưa từng thấy loại phân Kali nào kém chất lượng như vậy, rõ ràng có dấu hiệu làm giả”.
Mặt trước bao bì loại phân này ghi “Phân bón cao cấp Kali Nitrate sử dụng tốt nhất khi phun trên lá. Nguyên liệu nhập khẩu từ ISRAEL. Đóng gói: Công ty CP Đầu tư thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Hoàng Việt, địa chỉ Phân kho 4, Khu 49, Kho A34, Quân chủng Phòng không Không quân, Biên Hòa, Đồng Nai”. Mặt sau ghi thành phần, công dụng khá chi tiết. Điều bất thường là trên bao bì không có tên, địa chỉ nhà sản xuất, mà chỉ ghi tên, địa chỉ đơn vị đóng gói.
Theo nhận định của nhiều nông dân tại Đồng Xuân, phân NPK và Kali đang “phủ sóng” với số lượng “khó thể tả”, không chỉ trên địa bàn tỉnh Phú Yên và không riêng chỉ người trồng dưa mua phải. Điều này đã gây thiệt hại nặng nề mà bà con không hề hay biết. Và lượng phân giả bị phát hiện là quá nhỏ...
Đại diện Công an huyện Đồng Xuân cho hay, đơn vị đang tích cực điều tra về các loại phân nghi làm giả. Cơ quan chức năng đang rất cần người dân, báo chí cung cấp kịp thời tình trạng phân bón giả, để sớm đưa vụ việc ra ánh sáng pháp luật.
Related news

Xã Vũ Trung (Kiến Xương - Thái Bình) được nhiều người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh biết đến bởi đây là một trong những nơi chuyên cung cấp con giống gia cầm lớn. Mỗi năm các trang trại chăn nuôi trong xã cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hàng triệu con giống gia cầm chất lượng cao.

Tại các bến bãi của xã, một không khí nhộn nhịp và đông đúc chưa từng thấy. Những con đường dẫn vào bãi sò tắc nghẽn liên tục vì lượng sò ngư dân vận chuyển quá lớn. Trên bãi sò, hàng trăm lao động tất bật chen nhau vận chuyển, phân loại, cạy tách vỏ sò. Các bãi sò ở Chí Công liên tiếp, nối liền nhau như một đại công trường khai thác hải sản.

Không biết từ khi nào, rau sắng đã trở thành món ăn nổi tiếng của núi rừng Hương Sơn, là món quà không thể thiếu của du khách thập phương mỗi khi hành hương về miền đất này.

Cù lao Tân Qui (xã An Phú Tân - huyện Cầu Kè, Trà Vinh) được mệnh danh là cù lao triệu phú. Bởi đây là “vương quốc” cây ăn trái của tỉnh Trà Vinh.

Trong vụ đông xuân 2013-2014, tỉnh Đồng Tháp bị ảnh hưởng khá nặng nề do muỗi hành gây hại với tổng diện tích trên 11.600ha. Trong đó, tập trung nhiều ở các huyện Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự. Mức gây hại của muỗi hành cao nhất lên đến 70-80% diện tích, còn lại phổ biến ở mức 30-40%.