Đề xuất lập liên minh CSR cho thủy sản Việt Nam
Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Giáp, Giám đốc Trung tâm chính sách và chiến lược nông nghiệp nông thôn miền Nam thuộc Viện chính sách và chiến lược nông nghiệp nông thôn (IPSARD), đưa ra tại diễn đàn quốc gia “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong ngành thủy sản Việt Nam” tổ chức tại thành phố Cần Thơ hôm nay 2-10.
Trao đổi với TBKTSG Online bên lề diễn đàn này, ông Giáp cho biết đây là ý tưởng do tổ chức OXFAM khởi xướng.
Theo ông Giáp, liên minh này một mặt sẽ giúp doanh nghiệp thể hiện tốt hơn trách nhiệm với cộng đồng, mặt khác sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tốt hơn trong xu thế hội nhập toàn cầu.
Mục tiêu của liên minh này là đưa thủy sản trở thành ngành phát triển bền vững, từ đó, xây dựng được hình ảnh thủy sản Việt Nam ở thị trường quốc tế và khi họ có nhận thức thủy sản Việt Nam là ngành phát triển bền vững, sản xuất có trách nhiệm xã hội, thì chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến xuất khẩu.
Ông Giáp cũng lưu ý, sản xuất có trách nhiệm xã hội ở đây tức là thúc đẩy việc đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và phân phối thủy sản có trách nhiệm và bền vững; có ý thức chủ động bảo vệ môi trường; chăm lo tốt hơn môi trường làm việc, đời sống vật chất, tinh thần của công nhân…
Liên minh sẽ tập hợp nhiều đối tác khác nhau, từ các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và những người hưởng lợi trực tiếp trong lĩnh vực này cùng tham gia để giải quyết những khó khăn hay vấn đề phát sinh của ngành thủy sản.
Giải thích rõ hơn về lý do đề xuất thành lập, theo ông Giáp, về nguyên tắc để giải quyết các vấn đề lớn của ngành, một bên không thể giải quyết được, mà cần phải có sự phối hợp của nhiều bên, và liên minh này được nhấn mạnh ở điều này, tức giúp giải quyết các vấn đề của ngành thủy sản như thúc đẩy Nhà nước thay đổi chính sách không phù hợp, hướng doanh nghiệp sản xuất bền vững.
Tuy nhiên, ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, cho rằng cho đến nay vẫn chưa doanh nghiệp nào đưa ra được những con số so sánh cụ thể về lợi ích của sản xuất có trách nhiệm xã hội so với sản xuất bình thường như hiện nay.
Do đó, ông Dũng đề nghị cần có các số liệu chứng minh để thuyết phục hơn, chẳng hạn về mặt doanh thu, lợi nhuận. “Làm thế nào để giảm được chi phí chứng nhận này (chứng nhận CSR) cũng như ai được lợi từ chứng nhận này, cần phải được làm rõ hơn”, ông Dũng cho biết.
OXFAM là một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực phát triển nông thôn, hỗ trợ nhân đạo và giảm thiểu rủi ro thiên tai, phát triển xã hội dân sự và cộng đồng thiểu số, nâng cao vị thế phụ nữ...
Có thể bạn quan tâm
Đồng Văn là xã trồng nhiều hồi nhất ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) với khoảng 2.000ha. Những năm qua, ý thức được việc phải khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nhiều hộ gia đình đã tích cực chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để trồng hồi, quế.
Nhận thấy cây dưa hấu mang lại lợi nhuận cao với mức lãi ròng đạt gần 100 triệu đồng/ha chỉ sau hơn 3 tháng canh tác, thời gian qua trên địa bàn huyện Krông Bông (Đắk Lắk) nhiều người dân đã đổ xô trồng dưa hấu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa cho biết, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 7 năm 2014 ước đạt 606.000 tấn với giá trị 278 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2014 ước đạt 3,86 triệu tấn và 1,75 tỷ USD, giảm 7,9% về khối lượng, và giảm 4,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện nay, hầu hết các vườn cà phê trên địa bàn tỉnh đã bước vào giai đoạn làm nhân. Vì thế, trước những tín hiệu hết sức khả quan về giá cả của cà phê, hầu hết các hộ trồng cà phê đã tập trung vốn để mua vật tư nông nghiệp đầu tư, chăm sóc cho cây cà phê.
Ngày 1/4/2014, Công an TP. Bạc Liêu đã dẫn giải Lâm Tuấn Kiệt (26 tuổi, ngụ phường 8, TP. Bạc Liêu) và Trần Chí Nguyện (22 tuổi, ngụ xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi) đến xã Vĩnh Trạch và Vĩnh Trạch Đông dựng lại hiện trường trộm tài sản.