Đề Xuất 61 Dự Án Thủy Lợi Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản

Tại Hội nghị quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững vùng ĐBSCL tổ chức tại tỉnh Kiên Giang, ông Nguyễn Huy Điền- Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản -cho biết, đến thời điểm này, 8 tỉnh, thành phố ven biển vùng ĐBSCL đã đề xuất 61 dự án thủy lợi với tổng nguồn vốn đầu tư lên tới trên 9.288 tỉ đồng.
Cụ thể, tỉnh Long An đề xuất 7 dự án, Tiền Giang đề xuất 1 dự án, Bến Tre đề xuất 14 dự án, Trà Vinh đề xuất 10 dự án, Sóc Trăng đề xuất 5 dự án, Bạc Liêu đề xuất 5 dự án, Cà Mau đề xuất 17 dự án và Kiên Giang đề xuất 2 dự án.
Theo ông Điền, dự kiến đến năm 2020, cả nước sẽ có 1,2 triệu ha đất nuôi trồng thủy sản, trong đó vùng ĐBSCL chiếm tới 90,8% diện tích. Tuy nhiên, nhiều năm nay hệ thống thủy lợi vùng nuôi thủy sản chưa có các nghiên cứu khoa học, chưa được quy hoạch mà chủ yếu dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ trồng lúa.
Các công trình như cống điều tiết, hệ thống kênh rạch hiện có khẩu độ, kích thước nhỏ hẹp không đảm bảo khả năng cấp thoát nước cho nuôi trồng thủy sản. Mặt khác, do khó khăn về nguồn vốn nên hiện nay đa phần cơ sở hạ tầng (thủy lợi, điện, giao thông) phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa được đầu tư nhiều, không theo kịp với quá trình phát triển của nuôi trồng thủy sản dẫn đến tăng chi phí sản xuất và tồn tại nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.
Hiện trạng này ngoài việc tác động tiêu cực đến hiệu quả của hoạt động nuôi trồng thủy sản của bà con thì nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh từ việc dùng hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón trong sản xuất nông nghiệp là rất cao. Bên cạnh đó, các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng lên hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng rõ rệt.
Để nghề nuôi trồng thủy sản ở SSBSCL phát triển bền vững, ngay từ cuối năm 2013, Tổng cục Thủy sản đã lập dự án quy hoạch hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo linh hoạt cấp, thoát nước chống ngập úng cho 1,5 triệu ha, trong đó có 800 ngàn ha đất nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Đây là mô hình thuộc dự án Khuyến nông trung ương “Chăn nuôi gà sinh sản an toàn sinh học trong nông hộ”. Theo đánh giá của cán bộ khuyến nông và bà con nông dân, mô hình này cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Cây gừng tại xã Đồng Chum được triển khai trồng thuộc tiểu hợp phần hỗ trợ sản xuất - kinh doanh của dự án giảm nghèo huyện Đà Bắc. Năm 2014 là năm đầu tiên cây gừng được trồng thí điểm tại xã Đồng Chum với tổng diện tích thực hiện 41,5 ha (đạt 100% kế hoạch). 264 hộ gia đình tham gia dự án chia thành 11 nhóm với tổng mức đầu tư 3,3 tỷ đồng; trong đó, dự án giảm nghèo hỗ trợ 1,9 tỷ đồng, người dân đóng góp 1,4 tỷ đồng.

Theo thông tin từ các nhà vườn trồng sầu riêng của các xã như: Ngũ Hiệp, Tam Bình, Long Trung... từ đầu tháng 11-2014 đến nay, nhiều thương lái tìm đến tận vườn đặt cọc, thu mua sầu riêng với giá trên dưới 90.000 đồng/kg đối với sầu riêng Ri-6 và Mong thong loại đẹp; loại xấu hơn cũng có giá bán từ 65.000 - 70.000 đồng/kg.

Vì thế, Trung tâm Giống cây trồng Bình Thuận cho ra đời giống lúa Ma Lâm 202 mang đầy đủ các tiêu chí trên và trồng 3 vụ/năm, thời gian sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100 ngày). Đây là giống lúa làm thỏa lòng bà con nông dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, và gần đây không ngừng nhân rộng tại một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

Nguyên nhân do người dân chưa hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ca cao, do đó trong quá trình chăm sóc người dân chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, nên năng suất thấp và sâu bệnh nhiều. Kể từ năm 2011, bằng nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ triển khai tại Đức Linh mô hình “Trồng thâm canh cây ca cao xen điều”.