Áp Dụng Phương Pháp Lạnh Chân Không Khi Xuất Khẩu Rau

Nhờ xử lý qua hệ thống lạnh chân không, việc xuất khẩu rau củ quả của công ty rất thuận lợi do tăng thời hạn sử dụng lên gấp 4-5 lần so với thông thường.
Ông Nguyễn Văn Thành, chủ tịch hội đồng thành viên Công ty An Phú Đà Lạt (Đà Lạt, Lâm Đồng) cho biết như vậy.
Chẳng hạn với đậu Hà Lan có thời gian sử dụng trung bình 7-10 ngày khi áp dụng phương pháp lạnh chân không sẽ nâng lên 40-45 ngày, nên có thể vận chuyển đường thủy dài ngày với giá thành rẻ nhưng chất lượng không đổi.
Với vốn đầu tư 80.000 USD, hệ thống này có thể xử lý 40 tấn rau quả/ngày. “Sắp tới, công ty sẽ áp dụng phương pháp này để xuất khẩu xà lách Mỹ và tỏi tây sang Nhật” - ông Thành nói.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao giá trị gia tăng cho gạo xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Kế hoạch sản xuất giống lúa vùng ĐBSCL giai đoạn 2014-2015 với mục tiêu chính là xác định cơ cấu giống lúa phù hợp cho toàn vùng ĐBSCL và từng địa phương.

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá cam xoàn và quýt đường liên tục tăng mạnh do hiếm hàng. Hiện tại, cam xoàn được thương lái mua tại vườn từ 45 - 47 ngàn đồng/kg, tăng trung bình khoảng 10 ngàn đồng/kg; quýt đường loại I bán tại vườn có giá từ 30 - 32 ngàn đồng/kg, tăng 7 - 8 ngàn đồng so với cùng kì năm trước.

Thông tin từ các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cho thấy, trái thanh long của Việt Nam đang được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Âu và ở thị trường Mỹ.

Nói đến mô hình nuôi cá lóc, người dân xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề (Sóc Trăng), đều biết đến anh Anh Đặng Văn Kiệt ở ấp Thạnh An 3 là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo lưới và được nhiều người dân trong xã làm theo để tăng thu nhập.

Mới đây, tại TP Cần Thơ, Công ty Cổ phần C.P Việt Nam (C.P) đã tổ chức Hội nghị khách hàng khu vực ĐBSCL và giới thiệu giải pháp nuôi tôm trong mùa nóng.