Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để vượt qua khó khăn, nông sản Việt cần tận dụng cơ hội từ TPP

Để vượt qua khó khăn, nông sản Việt cần tận dụng cơ hội từ TPP
Ngày đăng: 06/09/2015

Theo đánh giá của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Việt Nam là một nước có thế mạnh trong nông nghiệp với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, có thể sản xuất nông nghiệp quanh năm.

TPP ký kết có thể mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với các nước nhằm hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Theo TS Đặng Kim Sơn-chuyên gia nông nghiệp, gia nhập TPP, nông nghiệp Việt Nam sẽ có bước chuyển mình sâu và toàn diện hơn. Việc cắt giảm 90% thuế xuất khẩu và nhập khẩu tạo ra cơ hội lớn cho nông nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường rộng lớn, thu hút đầu tư và hợp tác trong nông nghiệp.

Nếu ngành chăn nuôi khó khăn trong TPP thì ngành thủy sản có thể lại hưởng lợi nếu biết tận dụng cơ hội. Nhật Bản là quốc gia TPP nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy thị trường này sẽ còn lớn hơn nữa khi thuế nhập khẩu của Nhật sẽ về 0% khi TPP được ký  kết.

Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam nêu quan điểm rằng: TPP không chỉ mang lại sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản khi thuế suất giảm bằng 0%,  mà quan trọng hơn sẽ tác động đến thu nhập của ngư dân khai thác cá ngừ. Thuế suất giảm xuống, nhà chế biến, xuất khẩu không phải chịu thuế vào giá thành sản phẩm nên giá mua nguyên liệu đầu vào sẽ cao hơn.

Ông Vương Vĩnh Hiệp - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Long Sinh ở Khánh Hòa (chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dùng cho ngành nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp) phân tích: “Thị trường TPP rất sòng phẳng, ai có hàng hóa chất lượng tốt thì được chào đón.

Công ty chúng tôi đang dành thời gian, nhân lực và khoản chi phí thích đáng để đầu tư xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng. Những tiêu chuẩn khắt khe từ phía các đối tác như Nhật Bản được doanh nghiệp thực hiện. Đây như là sự chuẩn bị đón đầu những cơ hội từ TPP”.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, năm 2013, 40% thủy sản của ta xuất khẩu sang các nước trong khối TPP: Mỹ chiếm hơn 22%, Nhật Bản hơn 17%, nhưng giá trị thủy sản của Việt Nam lại thấp do chủ yếu xuất phát từ quy mô nhỏ và thường bị thị trường quốc tế ép giá. Do đó, khi gia nhập TPP, Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội hợp tác với nước ngoài để nâng cao giá trị sản phẩm.

Ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhận định: “Doanh nghiệp nước ngoài tìm thấy ở Việt Nam lợi nhuận trong việc nâng cấp năng lực chế biến bằng cách đầu tư vào công nghệ chế biến sâu và tận dụng nguồn nhân lực rẻ, lành nghề của Việt Nam- là cơ hội rất lớn cho họ và cho cả Việt Nam”.


Có thể bạn quan tâm

Vụ đông xuân 2015-2016 vẫn lo thiếu nước Vụ đông xuân 2015-2016 vẫn lo thiếu nước

Tại nhiều công trình thủy lợi (CTTL) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, tuy nguồn nước đã cơ bản cải thiện nhờ lượng mưa dồi dào đầu tháng 11, nhưng vẫn còn công trình thiếu nước…

25/11/2015
Khoai lang xuất khẩu tăng giá Khoai lang xuất khẩu tăng giá

Mấy ngày qua, giá khoai lang tím Nhật ở các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ… lên cơn “sốt”. Hiện thương lái tìm mua khoai lang tím Nhật với giá 800.000 - 850.000 đồng/tạ (tính 60kg/tạ), tăng gấp nhiều lần so với thời điểm quý 2-2015 giá chỉ 100.000 - 150.000 đồng/tạ.

25/11/2015
Vụ mùa năm 2015 đạt năng suất cao nhờ cơ cấu giống, thời vụ hợp lý Vụ mùa năm 2015 đạt năng suất cao nhờ cơ cấu giống, thời vụ hợp lý

Các địa phương ở Hải Phòng hiện cơ bản thu hoạch xong lúa mùa với năng suất trung bình 57,2 tạ/ha, cao hơn mùa trước chút ít (56,8 tạ/ha), sau bao nỗi lo về điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, biến động thất thường trong suốt quá trình canh tác.

25/11/2015
Nông dân lo mía khô hạn Nông dân lo mía khô hạn

Vụ thu hoạch mía đang tới gần. Trước diễn biến thời tiết khô hạn như năm nay, nhiều hộ dân trồng mía tại các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai cầm chắc nguy cơ mía tụt giảm năng suất…

25/11/2015
Mô hình hiệu quả chuyển đổi đất trồng lúa sang rau ăn quả VietGAP Mô hình hiệu quả chuyển đổi đất trồng lúa sang rau ăn quả VietGAP

Thực tế nhiều năm qua cho thấy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường.

25/11/2015