Đề Phòng Úng Ngập Lúa Mùa Do Bão Rammasun

Trưa 16/7, bão Rammasun đã đi vào Biển Đông. Theo dự báo, đây là cơn bão mạnh, sẽ gây mưa lớn 200-300 mm cho các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ. Khả năng gây ngập úng cho lúa mới cấy là rất cao, nhất là với vùng thung lũng miền núi phía bắc, vùng thấp trũng Đồng bằng sông Hồng.
Trước tình hình đó, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã có văn bản chỉ đạo Sở NNPTNT các tỉnh phía Bắc triển khai công tác ứng phó với mưa bão, bảo vệ diện tích lúa và hoa màu. Trong đó, khoanh vùng có nguy cơ ngập úng cao để có các kịch bản và phương án xử lý nhanh, tiêu úng kịp thời.
Đồng thời chủ động tiêu cạn nước đệm trên hệ thống sông trục và kênh mương nội đồng, giữ nước nông mặt ruộng. Huy động các lực lượng khơi thông cửa các cống tiêu và giải phóng dòng chảy, thu dọn đăng đó, vó bè trước khi có mưa lớn xảy ra do hoàn lưu bão, đảm bảo tiêu nước nhanh gọn cho các vùng có nguy cơ ngập úng.
Theo Cục Trồng trọt, thực tế tại nhiều địa phương, do ảnh hưởng của việc xây dựng các công trình giao thông, đô thị, khu công nghiệp trên đất lúa, hệ thống thủy lợi bị phá vỡ, thường gây ngập úng lâu ngày khi có mưa lớn do không tiêu kịp bằng tự chảy. Do đó các địa phương cần chủ động phương án tiêu động lực bằng các máy bơm điện, bơm dầu…
Đặc biệt lưu ý khoanh vùng, bảo vệ diện tích mạ còn lại và mạ dự phòng, đồng thời chuyển bị đủ cơ số hạt giống với các giống lúa cực ngắn ngày, ngắn ngày cho phương án phải gieo cấy lại. Ngoài ra khuyến cáo nông dân khơi thông, nạo vét mương máng, đầu luống ở các vùng rau màu, chuyên màu, chuẩn bị hạt giống rau màu cho các vùng này để sẵn sàng gieo cấy lại phòng mưa lớn gây khan hiếm nguồn cung rau.
Theo số liệu báo cáo nhanh của các địa phương, đến 15/7, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc đã gieo cấy được 850.000/985.000 ha (đạt trên 85% kế hoạch diện tích). Các tỉnh Bắc Trung Bộ đã hoàn thành gieo cấy lúa hè thu và lúa mùa, lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, một số vùng gieo cấy sớm đã bước vào phân hóa đòng. Khu vực Đồng bằng sông Hồng chủ yếu đang trong giai đoạn bén rễ hồi xanh, lúa chưa tăng trưởng chiều cao.
Có thể bạn quan tâm

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay với ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh diễn biến phức tạp, thường ở thể quá cấp và cấp tính gây chết nhanh chóng, hàng loạt khi nhiễm phải làm thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

Viện Nghiên cứu Rau quả vừa gửi đến NNVN báo cáo "Kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến khả năng ra hoa đậu quả của nhãn, vải ở các tỉnh miền Bắc", đồng thời đưa ra một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm khuyến cáo bà con nông dân trong giai đoạn hiện nay.

Trong khi nông dân thiếu đất canh tác, làng nghề không có địa điểm tập kết nguyên liệu thì hơn 40 ha đất nông nghiệp tại xã Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội lại bị bỏ hoang, hoặc trong tình trạng canh tác bấp bênh. Nguyên nhân cũng bởi các dự án không khớp nối hạ tầng khiến hệ thống kênh mương, thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất bị vùi lấp. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có phương án giải quyết.

Ông Phan Văn Lâm (SN 1941) ngụ ấp Phú Điền, xã Phú Thành A là người đầu tiên của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) nuôi cá bống tượng ghép cá chình bông trong bè thành công. Với một bè 16 m2, vào đầu năm 2010, ông Lâm thả hơn 100 con cá bống tượng giống nuôi gần 1 tháng ông tiếp tục thả 50 kg cá chình bông giống vào bè nuôi ghép. Thức ăn cho cá giống là các loại cá, tép được đánh bắt ngoài tự nhiên, hoặc cá biển xay nhuyễn trộn với bột gòn.