Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đề Phòng Úng Ngập Lúa Mùa Do Bão Rammasun

Đề Phòng Úng Ngập Lúa Mùa Do Bão Rammasun
Publish date: Thursday. July 17th, 2014

Trưa 16/7, bão Rammasun đã đi vào Biển Đông. Theo dự báo, đây là cơn bão mạnh, sẽ gây mưa lớn 200-300 mm cho các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ. Khả năng gây ngập úng cho lúa mới cấy là rất cao, nhất là với vùng thung lũng miền núi phía bắc, vùng thấp trũng Đồng bằng sông Hồng.

Trước tình hình đó, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã có văn bản chỉ đạo Sở NNPTNT các tỉnh phía Bắc triển khai công tác ứng phó với mưa bão, bảo vệ diện tích lúa và hoa màu. Trong đó, khoanh vùng có nguy cơ ngập úng cao để có các kịch bản và phương án xử lý nhanh, tiêu úng kịp thời.

Đồng thời chủ động tiêu cạn nước đệm trên hệ thống sông trục và kênh mương nội đồng, giữ nước nông mặt ruộng. Huy động các lực lượng khơi thông cửa các cống tiêu và giải phóng dòng chảy, thu dọn đăng đó, vó bè trước khi có mưa lớn xảy ra do hoàn lưu bão, đảm bảo tiêu nước nhanh gọn cho các vùng có nguy cơ ngập úng.

Theo Cục Trồng trọt, thực tế tại nhiều địa phương, do ảnh hưởng của việc xây dựng các công trình giao thông, đô thị, khu công nghiệp trên đất lúa, hệ thống thủy lợi bị phá vỡ, thường gây ngập úng lâu ngày khi có mưa lớn do không tiêu kịp bằng tự chảy. Do đó các địa phương cần chủ động phương án tiêu động lực bằng các máy bơm điện, bơm dầu…

Đặc biệt lưu ý khoanh vùng, bảo vệ diện tích mạ còn lại và mạ dự phòng, đồng thời chuyển bị đủ cơ số hạt giống với các giống lúa cực ngắn ngày, ngắn ngày cho phương án phải gieo cấy lại. Ngoài ra khuyến cáo nông dân khơi thông, nạo vét mương máng, đầu luống ở các vùng rau màu, chuyên màu, chuẩn bị hạt giống rau màu cho các vùng này để sẵn sàng gieo cấy lại phòng mưa lớn gây khan hiếm nguồn cung rau.

Theo số liệu báo cáo nhanh của các địa phương, đến 15/7, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc đã gieo cấy được 850.000/985.000 ha (đạt trên 85% kế hoạch diện tích). Các tỉnh Bắc Trung Bộ đã hoàn thành gieo cấy lúa hè thu và lúa mùa, lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, một số vùng gieo cấy sớm đã bước vào phân hóa đòng. Khu vực Đồng bằng sông Hồng chủ yếu đang trong giai đoạn bén rễ hồi xanh, lúa chưa tăng trưởng chiều cao.


Related news

Xây Dựng Trung Tâm Nghề Cá Đồng Bằng Sông Cửu Long Xây Dựng Trung Tâm Nghề Cá Đồng Bằng Sông Cửu Long

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ cho biết thành phố vừa phê duyệt Dự án Trung tâm nghề cá ĐBSCL, với tổng vốn đầu tư khoảng 400 triệu USD.

Saturday. May 11th, 2013
Trồng Đậu Nành Thu Nhập Gấp Đôi Trồng Lúa Trồng Đậu Nành Thu Nhập Gấp Đôi Trồng Lúa

Do hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa vụ xuân hè không cao nên nhiều hộ gia đình ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang... đã thay thế vụ lúa xuân hè hoặc hè thu sớm bằng một vụ đậu nành sau khi thu hoạch lúa đông xuân.

Saturday. May 11th, 2013
Vụ Tôm Càng Xanh 2012 Đạt Năng Suất Thấp Ở Đồng Tháp Vụ Tôm Càng Xanh 2012 Đạt Năng Suất Thấp Ở Đồng Tháp

Sau thắng lợi của vụ tôm năm 2011, năm 2012 diện tích thả nuôi tôm càng xanh mùa lũ ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã tăng lên. Cụ thể, năm 2012 toàn huyện có 185,66 ha thả nuôi tôm, tăng 34 ha tập trung các xã: Mỹ An Hưng B, Vĩnh Thạnh... Tuy nhiên, năm nay vụ tôm càng xanh mùa lũ ở huyện đạt năng suất thấp, nhiều hộ nuôi không có lời, thậm chí bị thua lỗ.

Thursday. January 3rd, 2013
Giống Thanh Long Ruột Đỏ Khan Hiếm Ở Tiền Giang Giống Thanh Long Ruột Đỏ Khan Hiếm Ở Tiền Giang

Do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường và giá bán trái cao nên thanh long ruột đỏ đang được nhà vườn đầu tư phát triển làm nhánh giống trở nên khan hiếm. Nhánh thanh long giống ruột đỏ nhà vườn bán với giá từ 3.000 - 4.000 đồng/nhánh có kích thước từ 30 - 40 cm. Thương lái mua trái tại nhà vườn với giá từ 23.000 - 24.000 đồng/kg, vào thời điểm hút hàng, giá cao nhất là 52.000 đồng/kg.

Saturday. May 11th, 2013
Mô Hình Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học Mô Hình Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học

Xu hướng nông nghiệp đô thị ngày càng phát triển, tiếp thu những ứng dụng hiệu quả trong chăn nuôi, trang trại (TT) ông Trần Văn Lý (ấp 1, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo) đã bắt đầu ứng dụng đệm lót sinh học trong nuôi heo, góp phần tích cực vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh về giá thành.

Sunday. May 12th, 2013